Hiển thị các bài đăng có nhãn van điện từ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van điện từ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Van điện từ máy nén khí là gì? Cách thay van điện từ

 Van điện từ máy nén khí là một linh kiện bé nhưng quan trọng cho hệ thống khí nén. Vậy cách vận hành, cách thay van điện từ và mua van chất lượng giá rẻ ở đâu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.


Van điện từ máy nén khí là gì?

Van điện từ máy nén khí còn được gọi là van đảo chiều. Đây là một thiết bị có tác dụng đóng mở đường dẫn khí nén và điều chỉnh hướng đi của nguồn khí trong máy nén khí. Van thường được lắp đặt trực tiếp trên van hút. Trong một số loại máy không gắn van điện từ lên van hút thì sẽ thiết kế một đường ống mềm đi từ van hút đến van điện từ. Đồng thời, tại một mặt khác của van điện từ sẽ có thêm một ống mềm chạy về phía bình dầu.

Thông thường, van điện từ máy nén khí được làm từ những chất liệu tốt, độ bền cao như đồng, thép, inox… nhằm hạn chế tình trạng oxi hóa, hoen gỉ, bị ăn mòn khi chịu ảnh hưởng do áp suất cao, độ ẩm, nhiệt độ, … Tuổi thọ trung bình của van là 1-2 năm hoặc hơn; tùy thuộc tần suất sử dụng và cách bảo quản.

Cách hoạt động của van điện từ

Van điện từ có một cuộn dây có tác dụng sinh ra từ trường khi van được cấp điện. Nhờ từ trường, piston sẽ di chuyển lên xuống hoặc qua lại tùy loại van. Khi điện bị ngắt, lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy hoặc kéo piston trở lại vị trí ban đầu. Dựa theo nguyên lý chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học đó, cửa van sẽ lần lượt mở để dòng khí chảy qua 2 cửa; hoặc đóng lại nhằm cô lập dòng khí. Nếu van mở khi không có điện sẽ được gọi là van từ trường mở; còn ngược lại là van từ trường đóng.

Cấu tạo van điện từ máy nén khí

Van điện từ có nhiều loại, bởi vậy tùy theo yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại van mà chúng sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại van điện từ đều có các bộ phận sau:

  • Thân van: dùng để bảo vệ và kết nối các bộ phận khác của van.
  • Cổng vào: nơi tiếp nhận dòng khí bắt đầu đi vào van.
  • Cổng ra: van sẽ điều hướng dòng khí đi từ cổng vào đến cổng ra. Cổng ra cuối cùng được kết nối với hệ thống mục tiêu, nơi sử dụng khí nén. Cửa van nằm bên trong cổng ra sẽ được nối với trục van và lo xo.
  • Cuộn coil: còn được gọi là cuộn điện, dùng cho van điện từ cuộn coil hình trụ rỗng. Bên ngoài cuộn dây được bao phủ bởi lớp vỏ thép, bên trong có một piston có thể chuyển động dưới sự kiểm soát của lò xo.
  • Dây dẫn: dùng để kết nối van với nguồn cấp điện năng.
  • Nòng van: còn gọi là thanh trượt hay piston. Khi nhận được tín hiệu tác động do ảnh hưởng của từ trường, piston sẽ di chuyển qua lại hoặc lên xuống. Nhờ đó, van sẽ được đóng lại hoặc mở ra, giúp điều khiển hướng đi của dòng khí.
  • Cổng xả: cổng xả có tác dụng xả khí từ bên trong van ra ngoài.
  • Tín hiệu tác động: là nơi tạo ra các tác động lên thanh piston, giúp piston chuyển động.

Các loại van điện từ máy nén khí

Van điện từ được phân ra thành nhiều loại dựa theo những tiêu chí khác nhau như số cửa, điện áp và chức năng hoạt động. Dưới đây là các cách phân loại.

***Đọc thêm: Các loại van cho máy nén khí

Phân loại theo số cửa

Dựa vào số cửa của máy nén khí, van điện từ được chia thành các loại: van điện từ 2/2, van điện từ 3/2 và van điện từ 5/2.

  • Van điện từ 5/2: khi khí chưa được cấp vào cửa điều khiển 14; dưới tác tác dụng của lực lò xo nằm bên phải, cửa số 1 sẽ thông với cửa số 2 và cửa số 4 thông với cửa số 5, cửa số 3 bị chặn. Khi nguồn khí được cấp vào cửa điều khiển 14, van 5/2 sẽ đảo trạng thái; khi này cửa 1 sẽ thông với cửa số 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn.
  • Van điện từ 3/2: khi cần gạt chưa được gạt, lò xo nằm bên phải sẽ giữ của số 1 bị chặn, còn cửa số 2 thông với cửa số 3. Khi gạt cần, cửa 1 sẽ được thông với cửa 2, còn cửa 3 bị chặn. Lúc này, nếu dẫn nguồn khí vào cửa số 1 thì khí sẽ đi lên cửa số 2.
  • Van điện từ 2/2: khi chưa được cấp điện, dưới tác dụng của lực lò xo nằm ở bên phải, cửa van số 1 và số 2 bị chặn. Khi nhấn nút cấp điện, cửa số 1 sẽ được mở thông với cửa 2. Khi này, nếu có nguồn khí được dẫn vào cửa 1 thì sẽ được điều hướng lên cửa số 2.

Phân loại theo điện áp

Khi phân theo điện áp, thông thường sẽ có 3 loại van điện từ máy nén khí là:

  • Điện áp 220V: đây là thiết bị đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì chúng phù hợp với nguồn điện sinh hoạt thông thường của lưới điện quốc gia.
  • Điện áp 24V: loại van này rất ít được sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là loại van điện từ có tính an toàn cao nhất cho người dùng.
  • Điện áp 12V: loại van này sử dụng dòng điện một chiều với mức điện áp 12V chạy qua một cuộn dây dẫn.

Theo chức năng

Nếu dựa theo chức năng hoạt động, van điện từ được chia thành hai loại chính là:

  • Van thường đóng (NC): ngược lại với van NO, loại van này khi không có điện sẽ đóng, khi có điện sẽ mở ra.
  • Van thường mở (NO): khi không được cấp điện thì van sẽ mở, khi có điện sẽ đóng lại.

Ưu nhược điểm của van điện từ

Những chiếc van điện từ máy nén khí này có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng sẽ có cả hạn chế. Việc nắm rõ ưu nhược điểm sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách thuận lợi, dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Thiết bị có thể xảy ra hiện tượng cháy đường dây cấp do ảnh hưởng của từ trường
Vì dùng chế độ cảm ứng từ nên bộ phận thay thế sửa chữa khá ít

Ưu điểm

  • Hoạt động chính xác
  • Có khả năng truyền năng lượng đi xa
  • Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng
  • Thiết kế kích thước đa dạng, nhỏ gọn
  • Độ bền cao, chắc chắn khi sử dụng
  • Sử dụng nguồn điện đa dạng, từ 12V – 24V – 220V
  • Giá thành phải chăng, có thể dễ dàng mua tại các địa chỉ bán van công nghiệp hoặc cửa hàng linh kiện máy nén khí

Kiểm tra, sửa chữa và thay mới van điện từ

Khi phát hiện van điện từ không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác, bạn cần tiến hành kiểm tra ngay lập tức, tránh việc hư hỏng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống máy nén khí. Có một số cách kiểm tra và sửa nhanh lỗi van như sau:

  • Nếu cuộn dây điện bị cháy, bạn có thể thay thế chúng thay vì thay cả cụm van.
  • Van không hoạt động cũng có thể do bị bẩn hoặc tắc, hãy tháo mở van, bạn sẽ thấy một chiếc màng van bên trong được kết nối bằng một thanh kim loại. Màng van có thể bị khô, bám bẩn hoặc bị rách. Trong trường hợp này bạn cần vệ sinh hoặc thay thế màng van.
  • Nếu van vẫn không hoạt động, bạn cần thay mới chúng. Nếu không tìm được loại van đó, có thể sử dụng một chiếc van điện từ có chức năng tương đương và đảm bảo cuộn dây dẫn có điện áp tương tự van cũ.

Mua van điện từ giá rẻ ở đâu?

Để mua được van điện từ cho máy nén khí chất lượng và giá rẻ; quý vị có thể liên hệ với Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí; Hợp Nhất chuyên cung cấp các loại van cho máy nén khí. Chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0989508177

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất


Việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc

  Đảo bảo được an toàn lao động là việc cần thiết mà mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh cần thực hiện để duy trì hoạt động. Đồng thời an toàn l...