Đồng hồ đo áp suất máy nén khí là một loại thiết bị quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Đồng hồ được lắp ở nhiều vị trí khác nhau để có thể kiểm soát các thông số của khí nén. Trong bài viết này sẽ giới thiệu về cách chọn và tự thay đồng hồ đo áp máy nén khí.
Đa số các máy nén khí ở nhà máy, xí nghiệp nhỏ sẽ có 2 đồng hồ đo áp. Bên cạnh các thiết bị cơ cấu như van xả nước, xylanh, bơm, bộ lọc khí nén... được quan tâm thì các bộ phận thiết bị phụ trợ (phụ kiện) sẽ ít được chú ý hơn. Đồng hồ đo áp suất khí nén là một thiết bị phụ trợ nhưng là một thiết bị quan trọng cần chú ý. Hợp Nhất sẽ giới thiệu đến mọi người về loại thiết bị này.
Đồng hồ đo áp suất máy nén khí là gì?
Nếu tách từ "đồng hồ đo áp suất máy nén khí" ra thành "đồng hồ" , "đo áp suất" , "máy nén khí" thì ta có thể hình dung ra được đây là loại thiết bị dùng để đo áp suất khí nén dùng cho máy nén khí. Đồng hồ đo áp suất khí nén cũng như các loại đồng hồ đo áp khác. Ngoài việc đo áp suất khí nén thì còn được dùng để đo áp suất chất lỏng trong bơm dầu thủy lực. Từ những thông số về áp suất của đồng hồ thông báo mà người vận hành có thể đưa ra những quyết định trong việc sử dụng hệ thống máy nén khí.
Cấu tạo của đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp thường có 5 bộ phận chính:
- Mặt đồng hồ: mặt đồng hồ có hiển thị đầy đủ dải thang đo của đồng hồ, thường sẽ sử dụng kim để báo vị trí áp suất.
- Bộ phận truyền động: kim đồng hồ sẽ kết nối trực tiếp với bộ phận chính này.
- Ống chứa áp suất.
- Chân đồng hồ: là dạng ống ren với nhiều kích thước khác nhau.
Ngoài ra, đồng hồ còn có mặt kính, đệm cao su, nút để điền dầu vào. Tất cả các bộ phận nhỏ được thiết kế chuyên biệt và bền giúp đồng hồ đo áp hoạt động một cách tốt nhất.
Đặc điểm của đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp phải có những đặc điểm bền cơ học cao, chống sốc tốt. Ngoài ra đồng hồ còn phải có tuổi thọ cao. Đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như vậy thì đồng hồ đo áp mới có thể sử dụng tốt trong môi trường xí nghiệp sản xuất. Đồng hồ đo áp nói chung được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp lọc dầu, hóa chất... và tất nhiên các đơn vị sử dụng hệ thống máy nén khí cũng cần dùng để đo áp suất khí nén, khí gas.
Đặc biệt, bộ phận truyền động phải có độ hao mòn cơ học thấp nhất có thể. Do đó thường có sử dụng dầu trong đồng hồ đo áp để giảm ma sát khi chuyển động. Đồng hồ phải chịu được áp suất cao lên đến 7000 N/m2 . Ngoài ra đồng hồ cũng dễ vệ sinh, bảo dưỡng.
Phân loại đồng hồ đo áp suất
Phân loại theo dầu
Theo kiểu này thì ta có 2 loại đồng hồ đo áp suất loại không dầu và loại có dầu. Với loại đồng hồ có dầu thì sẽ có nhiều ưu điểm hơn như: chống va đập kim, sử dụng trong môi trường khắc nghiệp, rung lắc. Ngoài ra đồng hồ có dầu còn chống khả năng ngưng tụ hơi nước và bảo vệ đồng hồ ở môi trường nhiệt độ cao. Do đó, Hợp Nhất khuyến cáo mọi người lựa chọn đồng hồ có dầu để đo áp suất là lựa chọn khôn ngoan. Giá đồng hồ không dầu rẻ hơn và thường chỉ sử dụng ở môi trường ổn định, ít độc hại. Tuy nhiên đồng hồ loại này dễ bị ngưng tụ hơi nước làm khó khăn khi đọc thông số.
Phân loại theo chân
Có 2 loại, đó là loại chân đứng và loại chân sau. Tùy vào vị trí lắp đặt hoặc cấu tạo chỗ lắp đặt mà chọn loại đồng hồ áp suất phù hợp. Việc này giúp bạn dễ nhìn thấy được chỉ số đo của đồng hồ. Với đồng hồ chân đứng thì chân sẽ được lắp cạnh của đồng hồ, còn chân sau sẽ lắp ở mặt sau đồng hồ.
Lựa chọn đồng hồ đo áp suất
Như đã giới thiệu ở trên về đồng hồ đo áp suất, chắc hẳn các bạn có thể có cách lựa chọn cho máy nén khí của mình một cái đồng hồ đo áp phù hợp rồi. Phần này, Hợp Nhất sẽ giới thiệu cụ thể hơn về việc lựa chọn này. Ngoài những yếu tố như độ bền, tuổi thọ, giá thành, uy tín của thương hiệu thì còn yếu tố chất lượng và mục đích sử dụng. Dưới đây là các tiêu chí để chọn loại đồng hồ phù hợp.
Lựa chọn dựa vào thang đo
Tùy vào mục đích sử dụng ở những khoản áp suất khác nhau mà chọn thang đo cho phù hợp. Dựa vào vị trí Min - Max trên đồng hồ để xác định. Thường sẽ chọn thang đo có giá trị Max lớn hơn thực tế cần đo khoảng 30%, nếu chọn quá lớn thì sẽ khó phân biệt giá trị thực sự của áp suất. Ví dụ như mục đích cần đo trong khoảng từ 0-15 Bar thì bạn nên chọn loại đồng hồ có thang đo là 0-20 Bar.
Sai số cũng là yếu tố quan trọng. Ví dụ trong đồng hồ đo áp suất 0-10 Bar thì sai số khoảng 1-1,6 % là được cho phép. Với sai số 1% là sai số tốt nhất trong loại đồng hồ đo áp 0-10 bar này. Với những yêu cầu khắc khe hơn về sai số thì rất ít hãng đáp ứng được việc này. Ngoài ra, mặt đồng hồ cũng cần phải thể hiện vạch chia phù hợp.
Kích thước chân ren
Dựa vào kích thước vị trí lắp chân ren mà chọn loại đồng hồ cho phù hợp. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và đầu nối. Với mỗi loại đồng hồ cùng giá trị thang đo nhưng sẽ có nhiều loại chân ren khác nhau. Việc này sẽ rất tiện lợi cho bạn khi lựa chọn loại phù hợp.
- Với đồng hồ phi từ 80mm trở xuống thì các kiểu chân ren phổ biến như: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT…
- Với đồng hồ phi từ 100 mm trở lên thì size ren chân kết nối thông dụng như: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT…
Kiểu chân đồng hồ
Như phần trên, chúng ta đã biết có 2 loại chân đồng hồ đo áp là chân đứng và chân sau. Tùy vào vị trí lắp đồng hồ mà hãy chọn một loại đồng hồ có kiểu chân phù hợp. Việc chọn đúng loại đồng hồ có chân đứng hoặc chân sau sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát các thông số áp suất trên đồng hồ.
Tính năng vật lý của đồng hồ
Tùy vào môi trường và điều kiện sử dụng thì chúng ta lựa chọn những loại đồng hồ cho phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Với những môi trường độc hại, ăn mòn cao, độ rung lắc mạnh thì nên chọn loại đồng hồ có dầu, chất liệu làm đồng hồ chống ăn mòn. Còn ở máy nén khí chạy êm, ít va chạm, môi trường sạch thì chỉ cần loại không dầu. Tuy nhiên, Hợp Nhất vẫn khuyên tốt nhất là mua loại có dầu. Ngoài ra, với những loại đồng hồ đo áp không dùng cho máy nén khí, mà dùng cho môi chất độc hại, nhiệt độ cao thì cần phải tìm hiểu kỹ.
Lắp đặt đồng hồ đo áp
Sau khi lựa chọn được loại đồng hồ phù hợp thì công việc tiếp theo là lắp đặt. Ở đây sẽ có một vài điều cần lưu ý:
- Đồng hồ nên được thử nghiệm trước khi lắp xem có hoạt động tốt hay không.
- Kiểm tra bề ngoài có bị vỡ kính, móp méo hay không.
- Xác định vị trí lắp đặt. Vị trí lắp tốt nhất là vị trí ít rung nhất. Có thể sử dụng ống nối mềm lắp thêm vào để giảm độ rung của máy.
- Vặn đồng hồ theo chiều ren, tránh vặn lệch. Tốt nhất nên tra thêm ít keo hoặc cao su non cho chắc chắn.
Trên đây là phương pháp lựa chọn và lắp đặt đồng hồ đo áp cho hệ thống máy nén khí. Ngoài loại đồng hồ đo cơ thì trên thị trường còn có loại đồng hồ đo áp suất điện tử. Với kinh nghiệm trên 12 năm trong lĩnh vực máy nén khí, Hợp Nhất luôn sẵn lòng hỗ trợ miễn phí mọi thông tin về cách lắp đặt, vận hành hệ thống khí nén. Mọi người có thể liên hệ với Hợp Nhất qua thông tin bên dưới hoặc nhấn vào nút gọi kế bên.
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
HỢP NHẤT - TỐT HƠN SỰ MONG ĐỢI
💌 info@hopnhatvn.com
📲 0989 508 177
🔗 hopnhatvn.com
Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất