Hiển thị các bài đăng có nhãn máy nén khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy nén khí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí

 Để tiết kiệm điện cho hệ thống khí nén, thông thường người ta sẽ tính đến phương án lắp đặt biến tần máy nén khí. Vậy cụ thể việc này là như thế nào và giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí ra sao?


Phân tích tích kiệm điện trong máy nén khí

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.

Không phải trong mọi tình huống biến tần đều phát huy tính tiết kiệm điện. Nó còn phụ thuộc vào hiện trạng sử dụng khí nén của nhà xưởng bạn. Đầu tư cho biến tần không phải là lựa chọn hàng đầu. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn lựa công suất máy, thành phần hệ thống khí nén (như bình tích áp ) kết hợp hiệu chỉnh kiểu điều khiển máy nén khí. Một kế hoạch tiết kiệm điện từ khi thiết kế, mua mới máy nén khí để tiết kiệm điện.

Nguyên lý tiết kiệm điện của việc cung cấp khí với áp suất không đổi

Như đã nói ở trên, lưu lượng là đối tượng điều khiển cơ bản của một hệ thống cung cấp khí. Lưu lượng khí cần thiết phải đáp ứng được lưu lượng tiêu thụ khí bất cứ lúc nào. Trong một hệ thống cung cấp khí, áp suất trong đường ống dự trữ có thể chỉ ra mối quan hệ giữa công suất cung cấp và nhu cầu tiêu thụ khí.

  • Nếu lưu lượng cung cấp > lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ tăng lên.
  • Nếu lưu lượng cung cấp < lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ giảm xuống.
  • Nếu lưu lượng cung cấp = lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ giữ nguyên không thay đổi.

Do đó, nếu áp suất trong đường ống là không đổi, lượng cung cấp khí chỉ cần đáp ứng đủ lượng khí sử dụng. Đây là mục đích của một hệ thống cung cấp khí với áp suất không đổi.

Khi một máy nén khí sử dụng cách thay đổi vận tốc và thay đổi tần số (VVF=Variable Velocity and Variable Frequency) để kiểm soát cung cấp khí áp suất không đổi.

Hệ thống VVF xem áp suất đường ống như là một đố tượng điều khiển. Một cảm biến áp suất ở cửa ra của đường ống sẽ chuyển áp suất của bình chứa thành tín hiệu điện, gửi tín hiệu đến hệ thống điều chỉnh PID; so sánh nó với áp suất đặt, tiến hành tính toán theo kiểu điều khiển PID căn cứ theo độ lớn của sự sai lệch; phát ra một tín hiệu điều khiển để điều khiển điện áp ngõ ra và tần số của biến tần; điều chỉnh tốc độ quay của motor; như vậy áp suất thực sự được giữ không đổi và giữ cố định trong toàn thời gian.

Thêm vào đó, khi sử dụng giải pháp này, biến tần có thể khợi động mềm cho motor của máy nén khí từ lúc đứng yên cho đến lúc tốc độ quay ổn định, ngăn ngừa sự ảnh hưởng của dòng điện lớn trong lúc máy nén khí khởi động. Ở điều kiện bình thường, máy nén khí hoạt động theo chế độ điều khiển VVF. Đột nhiên biến tần bị lỗi, quá trình sản xuất không cho phép sự trì hoãn của máy nén khí, vì vậy hệ thống cơ cấu chức năng chuyển đổi giữa nguồn điện lưới và biến tần. Theo cách này, khi biến tần bị lỗi, nguồn điện lưới có thể lập tức cung cấp nguồn thông qua contactor, như vậy máy nén khí có thể hoạt động bình thường như thường lệ.

Quá trình điều khiển

Nhu cầu tiêu thụ khí tăng lên làm áp suất trên đường ống giảm mà sự chênh lệch giữa áp suất cài đặt và giá trị hồi tiếp tăng lên, PID ngõ ra tăng lên, tần số ngõ ra của biến tần tăng lên, tốc độ quay của motor máy nén khí tăng lên, lưu lượng khí cung cấp tăng lên, áp suất đường ống giữ ổn định. Xin lưu ý rằng PID của biến tần không kiểm soát sự điều chỉnh trong giới hạn dung sai áp suất , tức là tần số ngõ ra được giữ không thay đổi.

Ở hình vẽ trên, “nguồn cung cấp chính” và “tiết kiệm năng lượng” được contactor chỉ định là nguồn cấp cho motor máy nén khí. Như vậy, có hai tùy chọn chế độ hoạt động cho “hoạt động nguồn điện chính” và “hoạt động tiết kiệm năng lượng”. Ở chế độ hoạt động nguồn điện chính, biến tần không làm việc và toàn bộ hệ thống khởi động/dừng bằng tay và hoạt động ở tần số điện lưới theo phương pháp ban đầu. Trong khi ở chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng, máy nén khì được điều khiển trực tiếp bằng biến tần và hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay motor máy nén khí theo lượng khí tiêu thụ, để các bồn chứa duy trì một lượng áp suất không.

Xây dựng lại máy nén khí có sử dụng biến tần

Một máy nén khí thì kéo theo tải có quán tính lớn. đặc trưng đó là nguyên nhân dễ gây nên bảo vệ quá dòng của biến tần ở chế độ V/f lúc khởi động. Khuyến khích sử dụng một biến tần sensor less vector có moment khởi động cao, để đảm bảo tính liên tục cung cấp khí và sự hoạt động ốn định của thiết bị.

Một máy nén khí cho phép hoạt động ở tần số thấp trong một thời gian dài. Nếu máy nén khí quay ở tốc độ quá thấp, sự hoạt động ổn định của máy nén khí bị giảm, mặt khác dầu bôi trơn không đủ làm sự mài mòn diễn ra nhanh. Vì vậy, giới hạn dưới cho tần số hoạt động không được thấp hơn 20Hz.

Để có hiệu quả trong việc loại bỏ những thành phần sóng hài bậc cao trong dòng điện ngõ ra của biến tần và giảm bớt nhiễu do sóng điện từ gây ra, đề nghị lắp thêm một bộ lọc nhiễu để giảm bớt tiếng ồn và sự tăng nhiệt độ của motor và làm cho motor hoạt động ốn định hơn.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí; Hợp Nhất là đơn vị chuyên thi công - lặp đặt các hệ thống khí nén, khí nito công nghiệp. Để được tư vấn thêm về hệ thống khí nén công nghiệp xin vui lòng liên hệ Hợp Nhất. Hotline: 0989508177

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất


Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Cách sử dụng - vận hành máy nén khí trục vít công nghiệp

 

Máy nén khí trục vít công nghiệp cũng như các loại máy móc khác; muốn vận hành - sử dụng cần phải có một quy trình cụ thể. Việc này nhằm khai thác tối đa lợi ích mà máy mang lại cũng như tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. 


CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN MÁY NÉN KHÍ

Để an toàn khi vận hành máy nén khí; mọi người vui lòng đọc kỹ hướng dẫn vẫn vận hành dưới đây trước khi khởi động. Nếu các bạn cần Hợp Nhất hỗ trợ thông tin về cách vận hành - sử dụng máy nén khí đúng cách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

Ngoài ra, với hơn 12 năm trong lĩnh vực máy nén khí, Hợp Nhất chuyên cung cấp các loại máy nén khí - hệ thống khí nito; đầy đủ các linh kiện - phụ tùng máy nén khí cũng như các dịch vụ sửa chữa - bảo trì máy nén khí chuyên nghiệp. Hotline: 0866229177

Chú ý an toàn

1. Khi lắp đặt máy nén khí và nối kết hệ thống ống, đặc biệt trong quá trình hàn, tất cả các vật dễ cháy (bao gồm rác, gỗ, giấy, vải, nhựa, chất hóa học và bụi dễ cháy, chất lỏng và ga (khói có thể bay hàng trăm bước ) sẽ phải chú ý di dời một khoảng cách an toàn. Đặc biệt chú ý không để các vật hàn rơi vào trong máy; đây là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng kết cấu và chi tiết máy .

2. Dây điện nguồn được nối vào máy nén khí phải bảo kích thước cho phù hợp với nguồn điện; phải được lắp đặt công tắc không bị nóng chảy, cầu chì .v.v…và các thiết bị an toàn . Để bảo đảm an toàn và độ làm việc tin cậy của máy nén khí; dây nối đất phải được nối cho phù hợp.

*** Tìm hiểu thêm: An toàn điện công nghiệp

3. Khi vận hành thử máy nén khí yêu cầu phải có nhân viên chuyên môn, có kinh nghiệm hoặc sử dụng dịch vụ vận hành.

4. Trước khi vận hành máy nén khí, bảo đảm chắc chắn rằng không có người trong hệ thống máy nén.Tất cả các dụng cụ để trên máy phải được lấy ra khỏi máy nén khí trục vít trong yêu cầu tối đa sự an toàn cho con người .

5. Khi vận hành máy lần đầu tiên hay vận hành máy sau khi thay đổi dây điện; bảo đảm rằng chiều quay của máy nén khí là đúng ( xem dấu hiệu trên đầu máy nén ).

6. Máy nén khí không thể vận hành vượt quá các thông số ghi trên bảng điện; nếu không motor điện sẽ quá tải và hư hỏng.

7. Khi dừng máy nén khí để sửa chữa, để bảo đảm an toàn, nguồn điện phải được ngắt và dễ dàng quan sát; bảng hiệu cảnh báo phải được đặt ngay vị trí.

Sửa chữa máy nén khí trục vít công nghiệp

8. Máy nén khí và hệ thống điện rất nguy hiểm nếu trong quá trình bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa mà không quan tâm đến cảnh báo an toàn. Dấu hiệu cảnh báo rõ dàng ( vị trí “ĐANG SỬA CHỮA “ ; “CẤM ĐÓNG ĐIỆN”; .v.v ) phải được đặt ngay tại vị trí dễ quan sát, thích hợp trong yêu cầu phòng tránh tai nạn gây hư hỏng máy và thương tích cho con người. 

9. Khi dừng máy nén khí để sửa chữa hoặc bảo dưỡng, bảo đảm máy nén khí đã nguội và áp lực khí trong hệ thống được xả. Nhân viên bảo trì nên tránh đứng gần luồng khí ra, và tất cả các van nối với máy khác phải được khóa .

10. Để vệ sinh máy, kết cấu và linh kiện, tuyệt đối không được dùng chất dễ cháy, chất mỡ và chất tẩy rửa có tính bay hơi cao.

11. Sau khi bắt đầu vận hành máy nén khí, điều bắt buộc là phải kiểm tra van an toàn và các thiết bị bảo vệ khác và “mỗi năm một lần” yêu cầu phải kiểm tra định kỳ.

12. Tất cả các linh kiện, cụm linh kiện dự phòng thay thế sẽ có sẵn tại nhà máy hoặc đại lý. Dầu bôi trơn máy nén khí  được cung cấp theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo dùng cho các loại máy nén khí, quy định tuyệt đối không được pha trộn hai loại hoặc hai nhãn hiệu khác vào nhau.

13. Máy nén khí được vận hành bởi người có chuyên môn và phải hiểu hướng dẫn sử dụng cũng như qui trình vận hành của máy về các cảnh báo .

14. Các dấu hiệu cảnh báo được treo vị trí những nơi dễ thấy, và được kiểm tra thường xuyên. Trong trường hợp bị dịch chuyển hoặc rơi mất, phải được thay thế các khác.

MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT –NGUYÊN LÝ VÀ TIÊU CHUẨN

Máy nén khí trục vít đã trở nên nổi tiếng nhất trong các máy nén khí dùng trong công nghiệp. Một lý do chính đơn giản đó là khái niệm dầu được đưa vào trong trục vít vừa có tác dụng bôi trơn khí và làm mát. Không khí đi vào ngăn kín giữa 2 trục vít. Khi trục quay nó làm giảm thể tích của không khí và đưa nó tới một áp suất. Khái niệm nén khí đơn giản này, với sự làm mát liên tục cho phép trục vít vận hành với nhiệt độ vào khoảng một nửa nhiệt độ nó sinh ra khi nén. Với nhiệt độ thấp này cho phép trục vít làm việc với “ sự tải tối đa “, liên tục làm việc với 24 giờ / ngày, 365 ngày / năm, nếu cần thiết. Chính vì khả năng làm việc này nó là lý tưởng cung cấp khí cho các ngành công nghiệp.

Kết cấu đầu nén của máy nén khí trục vít

Gồm 2 trục vít dịch chuyển đối diện cửa khí vào được được lắp đặt phía trên, và cửa ra được lắp đặt phía dưới. Hộp trục có 2 khoang nằm ngang không đối xứng cho 2 trục rotor trục lớn có đường kính lớn hơn có 5 rãng; trục nhỏ có đường kính nhỏ hơn có 6 rãng, 2 trục quay vào ăn khớp với nhau . Hai đầu của mỗi trục được lắp vòng bi. Cửa vào của mỗi trục được gắn vòng bi quay. Cửa ra của mỗi trục được gắn thêm vòng bi đối xứng. Các vòng bi này có tác dụng chống lại lực dọc trục khi làm việc.

Có vài loại đầu máy, đầu tiên thiết kế cho truyền động bằng dây đai và sau đó thiết kế cho truyền động trực tiếp giữa động cơ có số vòng quay bằng số vòng quay của đầu nén ; hoặc nối thông qua khớp nối bánh răng, nhưng sự khác biệt giữa tỷ số bánh răng có thể làm tăng hoặc giảm số vòng quay đầu nén.

Truyền động dây đai không cần có bánh răng; để điều chỉnh tốc độ ta thay đổi pulley đầu nén. Dầu được cung cấp vào phía dưới của hộp trục và nó được trộn với dòng khí. Dầu có 3 chức năng quan trọng :

1 . Chức năng làm mát : Ngay khi trộn với không khí nó hấp thụ nhiệt độ của khí nén.

2 . Chức năng bôi trơn : Bôi trơn trục vít và tránh không cho 2 trục vít tiếp xúc với nhau.

3 . Chức năng làm kín : Nó làm kín tất cả các khe hơ giữa trục chủ động và trục bị động, giữa các trục và buồng chứa trục, làm cho lưu lượng khí trở lại ít nhất làm gia tăng hiệu suất làm việc của máy .

Cấu tạo trục vít máy nén khí

Cấu tạo rất đơn giản. Có 2 trục vít đối xứng, 1 cái 5 rãng ( được gọi là trục đực ) và cái kia có 6 rãng ( được gọi là trục cái ) vào ăn khớp với nhau. Không khí được đưa vào rãnh và được nén. Dầu được đưa vào làm kín, bôi trơn và làm mát.

1 . Qúa trình hút không khí đi vào ngăn tại đầu của rotor.

2 . Qúa trình làm kín và đẩy. Không khí được nén vào các rãng của 2 trục.

3 . Qúa trình nén và đi vào của dầu. Khi trục quay khoảng rãng trống dần dần nhỏ lại, tất nhiên không khí được nén.

4 . Qúa trình thoát ra của không khí. Không khí được nén thoát ra theo cửa ra.

LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT

Có một kế hoặc kỹ lưỡng và điều bắt buộc trước khi lắp đặt máy. Chọn vị trí lắp đặt cho phù hợp sẽ phòng tránh được các nguyên nhân gây hư hại cho sự vận hành của máy nén khí; những nơi có các yếu tố như môi trường xấu, khó lắp đặt, bảo dưỡng là các nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng của máy nén khí. Máy nén khí nên được lắp đặt trong phòng nơi có đầy đủ diện tích, không khí lưu thông tốt, đầy đủ ánh sáng thuận tiện cho việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và sửa chữa.

1 . Máy nén khí nên lắp đặt tại nơi có độ ẩm thấp, sạch sẽ và thông gió.

2 . Nhiệt độ môi trường trong phòng máy nén khí không vượt quá 46 độ C. Lý do của vấn đề này đó là nhiệt độ cao, lượng không khí do đầu nén sản xuất ra sẽ giảm.

3 . Nếu lắp đặt trong môi trường xấu, có nhiều bụi và bẩn, thiết bị lọc bắt buộc phải có trước khi lắp đặt để bảo đảm tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống máy nén khí cũng như toàn bộ kết cấu.

4 . Thiết bị trước khi vận chuyển và dùng cẩu, (đặc biệt dùng cho các loại máy nặng, lớn ) phải được quan tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng.

5 . Tạo đầy đủ khoảng trống xung quanh máy để dễ dàng cho việc bảo dưỡng máy nén khí. Đề nghị khoảng trống ít nhất là 70 cm.

6 . Có khoảng cách ít nhất là 1m giữa nóc của máy nén khí và trần nhà /mái nhà.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG VÀ ĐẾ MÁY NÉN KHÍ

Hệ thống ống

Tách nước sẽ được lắp đặt trên hệ thông khí ra.

1.1 Đường ống chính sẽ được lắp đặt với 1 góc nghiên khoảng 1o~2o, để các chất đọng lại có thể thóat ra khỏi hệ thống ống.

1.2 Áp lực rò rỉ trong ống không vượt quá 5% áp lực cài đặt của máy. Đề nghị chọn lắp đặt ống có đường kính lớn.

1.3 Các ống nhánh sẽ được nối từ phía trên của ống chính để tránh lượng nước tồn đọng đi xuống máy / thiết bị hoặc đi ngược lại đầu nén.

1.4 Đường ống chính không được thay đổi, nếu đường ống bị hẹp lại hay phình to dẫn đến thay đổi lưu lượng tại các vị trí nối dẫn đến giảm áp lực .

1.5 Nếu có bình nén khí hoặc máy sấy khí hoặc cả 2 được lắp đặt thì lắp đặt đúng đó là lắp máy nén khí + bình nén khí + máy sấy khí. Lắp đặt theo cách này bình nén khí có thể tránh hơi nước và giảm nhiệt độ của dòng khí sau đó khí đi vào máy sấy khí, điều này làm giảm tải cho máy sấy khí và tăng tuổi thọ cho máy.

1.6 Nến người sử dụng yêu cầu lượng khí lớn trong khoảng thời gian ngắn điều này cần thiết phải lắp đặt bình nén khí để giảm thời gian tải nặng và tăng tuổi thọ cho máy nén khí.

1.7 Hệ thống máy nén khí với một áp lực dưới 15Kg/cm2G phải có một tốc độ lưu lượng lưới 15m/sec trong ống, để tránh sự cố mất áp lực thừa .

1.8 Để tránh mất áp lực, sử dụng co nối và van cho phù hợp, ít nhất.

1.9 Mô hình ống lý tưởng đó là có hệ thống ống chính đi khắp nhà xưởng để bảo đảm khí nén được cung cấp mọi nơi, đề phòng tránh sự có bất ngờ xẩy ra trong các ống nhánh Ví dụ : áp lực có thể bị giảm. Các van được lắp phù hợp trên hệ thống ống chính để có thể ngắt dòng khí trong khi kiểm tra và bảo dưỡng.

Lắp đặt đế máy nén khí

2.1 Đế máy được lắp đặt trên nền cứng vững, bằng phẳng trước khi lắp đặt máy nén khí để giảm rung động máy đến mức tối thiểu.

2.2 Nếu máy nén khí được lắp đặt trên lầu. các cột trống rung phải được lắp đặt để tránh rung động cho tầng dưới. 2 Hệ thống làm mát .

Để làm mát máy nén khí, điều đặc biệt quan trọng đó là duy trì môi trường thông thoáng.

Ngăn cấm lắp đặt máy nén khí gần bất kỳ máy hay thiết bị với nhiệt độ cao, hay ở những nơi thông gió kém, nếu máy nén khí trục vít được lắp ở những nơi chật trội, quạt thông gió phải được lắp đặt để lưu thông không khí. Nói chung lượng khí thoát ra từ thiết bị thông gió phải lớn hơn lượng khí thoát ra từ quạt làm mát của máy nén khí.


Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Máy nén khí công nghiệp Ekom - Thương hiệu Đức

 Ekom là thương hiệu đến từ Đức và thường được sản xuất tại Cộng hòa Slovak. Đây là thương hiệu máy nén khí nổi tiếng trong lĩnh vực nha khoa, y tế và công nghiệp. Hợp Nhất sẽ giới thiệu đôi nét về dòng máy nén khí công nghiệp Ekom. 


EKOM là công ty toàn cầu về sản xuất máy nén khí không dầu. Kể từ năm 1992, máy nén được sản xuất tại trụ sở chính ở Cộng hòa Slovak. Dòng máy nén khí Ekom được sử dụng để cung cấp khí nén cho các đơn vị nha khoa, cũng như máy thở.

Dựa trên nền tảng này, Ekom dần phát triển, chuyên về các ứng dụng cho công nghiệp và các giải pháp phù hợp. Ngày nay EKOM sản xuất khoảng 14.000 máy nén mỗi năm và hiện có 170.000 máy nén trên thị trường quốc tế.

Máy nén khí EKOM

"EKOM-AIR GmbH" là đối tác của nhà sản xuất máy nén khí piston không dầu hàng đầu Châu Âu "EKOM spol. S r.o.". EKOM-AIR chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm của EKOM tại Đức, Áo, Thụy Sĩ và các nước Benelux. Đối với những quốc gia này "EKOM-AIR" hỗ trợ khách hàng của họ trong mọi lĩnh vực:

  • Lập kế hoạch cho các dòng máy nén đặc biệt.
  • Mạng lưới dịch vụ kỹ thuật tay nghề cao.
  • Hỗ trợ phụ tùng máy nén khí nhanh chóng.
  • Lưu trữ các sản phẩm tiêu chuẩn để giao hàng trong thời gian ngắn.

EKOM-AIR là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về máy nén khí nén không dầu. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ y tế, tự động hóa cho phòng thí nghiệm, kỹ thuật ô tô...

Máy nén khí chuyên dụng cho y khoa

Ekom chuyên phát triển các dòng máy nén khí nhỏ gọn, sử dụng trong y tế. Bình khí nén có thể tích phù hợp, nhỏ gọn. Ngoài ra khả năng hoạt động êm ái phù hợp trong môi trường y tế. Dễ dàng bảo trì - sửa chữa. Đặc điểm của máy nén khí Ekom:

  • Máy nén nha khoa: nhỏ gọn, dễ di chuyển và phù hợp cho nha khoa.
  • Máy nén y tế: Chất lượng khí nén cao nhất để cung cấp trong các ứng dụng y tế như máy thở.
  • Máy nén công nghiệp: Chỉ có dòng Máy nén khí piston mạnh mẽ cho các với nhiều cấu hình tùy chỉnh.

Máy nén khí EKOM được sản xuất và chứng nhận dưới quá trình xét duyệt liên tục các quy trình kinh doanh nội bộ theo tiêu chuẩn ISO9001: 2008. Các thiết bị y tế phải phù hợp với các tiêu chuẩn của CAN / CSA-ISO 13485: 2003, chỉ thị MDD 93/42 / EEC và SOR / 98-282. Tất cả các máy nén đều có dấu chứng nhận CE và tuyên bố về sự phù hợp được gửi kèm theo mỗi lần giao hàng.

Máy nén khí Ekom cho công nghiệp

Như những thông tin trên, thì máy nén khí Ekom trong công nghiệp chỉ có những loại máy nén khí piston. Thế nên khả năng phục vụ trong công nghiệp bị hạn chế ít nhiều. Các dòng sản phẩm máy nén của Ekom trong công nghiệp được sản xuất theo kiểu tiêu chuẩn hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu khách hàng. 

Máy nén khí công nghiệp EKOM được sản xuất bởi những vật liệu kỹ thuật cao, quy trình hiện đại. Thế nên chất lượng máy móc cũng như tuổi thọ máy rất cao; hiệu suất đảm bảo mạnh mẽ sau một thời gian dài sử dụng. 

Với kinh nghiệm chuyên sản xuất các loại máy nén không dầu chất lượng khí nén sạch cho y tế; cho nên các dòng khí nén sử dụng trong công nghiệp được thừa hưởng tính chất sạch sẽ, chất lượng. Các bạn có thể tham khảo một mài model máy nén khí công nghiệp của Ekom theo bảng dưới đây:

Máy nén dùng điện xoay chiều AC

  • AJ - AV
  • AJX - AVX

Máy nén khí Ekom dùng điện một chiều DC

  • DJ - DV
  • DJX - DVX

Máy nén khí không dầu

  • DK50 F
  • DK50-10
  • DK50 PLUS
  • DK50 2V
  • DK50 2V / 50
  • DK50 4VR / 50
  • DK50 2x2V / 110
  • DK50 2x4VR / 110
  • Tower

Máy nén di động

  • DK50-10 / MD MOBILE
  • DK50 PLUS MOBILE
  • DK50 2V MOBILE
  • DK50 2V MD MOBILE II

Phụ kiện

Trên đây là một vài thông tin về máy nén khí công nghiệp Ekom. Với hơn 12 năm trong lĩnh vực máy nén khí; Hợp Nhất là đơn vị chuyên cung cấp các linh kiện - phụ tùng cho máy nén khí công nghiệp. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp; quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0866229177 để được tư vấn miễn phí. 

Tháp giải nhiệt - Giải pháp làm mát nhà máy

 Với xu hướng sản xuất ngày càng hiện đại thì các máy móc, thiết bị bổ trợ sản xuất ngày càng được yêu cầu cao. Tháp giải nhiệt là một trong những loại máy móc như vậy.


Trong bài viết này, Máy nén khí Hợp Nhất sẽ đi giới thiệu về tháp giải nhiệt - Cooling Tower cho những ai chưa rõ về nó. Như máy nén khí, tháp giải nhiệt là một trong những thiết bị phụ trợ quá trình sản xuất. Vậy, tháp giải nhiệt là gì? Ứng dụng và phân loại như thế nào? 

Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt hay tháp làm lạnh hay tháp hạ nhiệt, là thiết bị được dùng để làm giảm nhiệt của dòng nước bằng cách lấy nhiệt độ từ nước và thải ra không khí. Tháp giải nhiệt hoạt động dựa trên quá trình biến đổi nhiệt lượng thông qua bốc hơi nước vào trong không khí; nhờ đó mà khối lượng nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể.

Lượng nước sau quá trình làm mát sẽ được đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các loại máy móc hoạt động sản xuất trong nhà xưởng, hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa khí.

Quá trình công nghiệp hóa ngày càng hiện đại thì giải pháp tản nhiệt để đảm bảo quá trình sản xuất ngày càng cao. Tháp giải nhiệt cũng có nhiều chủng loại, model phù hợp quy mô, yêu cầu của các nhà máy, xí nghiệp.

Công dụng của tháp giải nhiệt

Quy mô sản xuất tại các nhà xưởng, xí nghiệp ngày càng cao thì máy móc ngày càng tân tiến. Đi kèm việc đó là tốc độ sản xuất cao và nhiệt lượng sinh ra tăng theo. Nếu không có giải pháp giải nhiệt phù hợp thì dầu bôi trơn động cơ nhanh biến chất, máy móc tăng ma sát, động cơ nóng làm ì ạch quá trình sản xuất. 

Sự ra đời của tháp giải nhiệt đã giúp cho quá trình sản xuất được đảm bảo, hỗ trợ cho máy móc hoạt động ổn định và đáp đứng đủ công suất động cơ. Từ đó chúng ta có thể hiểu thêm về phần nào những chức năng quan trọng mà tháp giải nhiệt mang đến.

Các nghành sản xuất nên dùng tháp giải nhiệt:

- Nghành thực phẩm, làm đá cần yêu cầu hạ nhiệt nhanh dòng nước.

- Nghành cơ điện lạnh.

- Các nghành nghề khác cần đảm bảo hạ nhiệt nhanh dòng nước, giảm tác hại việc tăng nhiệt lượng mang lại.

Chức năng của tháp giải nhiệt

Qua những thông tin trên, chắc hẳn nhiều người sẽ không còn ngạc nhiên khi có những nhà máy, xí nghiệp đầu tư cả hàng trăm triệu đồng cho giải pháp hạ nhiệt nhà máy này. Việc mua tháp giải nhiệt chiller ngày càng phổ biến. Và chức năng của tháp giải nhiệt là gì?

Nâng cao năng suất, tăng doanh thu, thu hồi vốn nhanh

Mỗi loại máy móc trong công xưởng đa phần đều có việc tản nhiệt riêng. Ví dụ như máy nén khí thì có quạt tản nhiệt, giàn giải nhiệt, ... đi kèm theo máy đảm bảo quá trình tản nhiệt cho động cơ. Tuy nhiên, sẽ có nhiều yếu tố như lắp đặt hệ thống không phù hợp (nếu bạn cần thiết kế hệ thống khí nén phù hợp hãy liên hệ Hợp Nhất), máy móc thường xuyên hoạt động hết công suất... thì việc tản nhiệt bằng tháp tản nhiệt sẽ đảm bảo cho quá trình hoạt động của máy móc đảm bảo. Từ đó năng suất tăng dẫn đến tăng doanh thu và thu hồi vốn nhanh chóng. 

Kéo dài tuổi thọ máy, tiết kiệm tối đa chi phí

Sử dụng tháp giải nhiệt công nghiệp sẽ giúp máy móc tránh được những phát sinh hỏng hóc không đáng có do mài mòn, hư hại do nhiệt độ vượt ngưỡng....Đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra, tiết kiệm cho phí bảo dưỡng, sửa chửa máy móc. Lượng nước sau quá trình làm mát sẽ được đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các loại máy móc trong nhà xưởng, hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa khí. Nhờ có tháp giải nhiệt mà các loại máy móc được làm mát, cho khả năng vận hành liên tục trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ máy và đem lại hiệu quả làm việc tối ưu.

Nguyên lý hoạt động đơn giản của tháp giải nhiệt

Cấu tạo tháp giải nhiệt

Đa phần các tháp giải nhiệt có cấu tạo gồm:

Khung và thân

Hầu hết khung của các dòng tháp giải nhiệt lớn sẽ được làm từ kim loại vững chắc, và bên ngoài được bao bởi vỏ tháp. Còn những loại nhỏ hơn thì thân tháp và khung là một. Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh, có khả chống ăn mòn, chống lão hóa, không bám rêu, tuổi thọ cao và dễ vệ sinh.

Khối đệm

Hay được gọi tấm tản nhiệt, được làm bằng nhựa hoặc gỗ. Trong tháp làm mát nước, khối đệm đảm nhận nhiệm vụ tản đều nước để không khí lấy được nhiều nhiệt lượng hơn, giúp quá trình làm mát nước nhanh hơn và cho hiệu quả tối ưu.

Có 2 loại khối đệm chính: khối đệm dạng phun và khối đệm dạng màng.

Khối đệm dạng phun: Giải nhiệt dựa vào lượng nước rơi từ các thanh chắn nằm ngang trên khối đệm sẽ được bắn thành những hạt nhỏ hơn, từ đó sẽ làm tăng các mặt tiếp xúc với không khí và làm mát nước tốt hơn

Khối đệm dạng màng: Được thiết kế gồm các màng nhựa mỏng được đặt sát nhau, khi nước rơi trên đó sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí, mang lại khả năng trao đổi nhiệt tương đối tốt.

Vòi phun

Đảm nhận chức năng phun nước, phân chia nước đồng đều trên khối đệm, đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị được tốt hơn. Vòi phun được làm bằng nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm tùy thuộc vào công suất lạnh của thiết bị. Những loại tháp hạ nhiệt có công suất nhỏ sẽ được trang bị đầu phun nhựa, còn thiết bị có công suất lớn sẽ sở hữu đầu phun nhôm.

Cấu tạo tháp giải nhiệt

Quạt

Bộ phận này có nhiệm vụ thông gió cưỡng bức trong tháp hoạt động để đưa lượng không khí lớn nhất vào hệ thống, giúp hạ nhiệt và làm mát nước hiệu quả. Các tháp giải nhiệt 5RT, 20RT,… sử dụng quạt bằng nhựa ABS cao cấp, chắc chắn. Còn tháp giải nhiệt 50RT, 250RT,… dùng cánh quạt hợp kim nhôm.

Bể chứa nước lạnh

Phần này được đặt ở dưới đáy của tháp giải nhiệt chiller, có thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm. Bể chứa thường được trang bị bộ phận thu nước hoặc điểm trũng để xả nước lạnh xuống đường ống dẫn để đi tới các điểm làm mát cho máy móc trong nhà máy.

Ngoài ra còn có một số các bộ phận khác: tấm chắn nước, động cơ, hộp số, bộ phận khí vào, hộp giảm tốc,…

Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

Như đã nói ở phần đầu, hệ thống tháp giải nhiệt có nguyên lý hoạt động là trích nhiệt từ hơi nước và thải ra ngoài khí quyển. Kết quả của quá trình hạ nhiệt là phần nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể. Nguyên lý tháp giải nhiệt cụ thể như sau:

Tháp hạ nhiệt nước được thiết kế theo dạng luồng khí trực tiếp theo phương thẳng đứng xuống bồn nước. Luồng khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt màng của tháp, lưu lượng nước sẽ chảy thẳng xuống bởi trọng lực. Không khí luân chuyển qua màng giải nhiệt, hòa vào không khí bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống tháp giải nhiệt

Đầu tiên, nước nóng sẽ được đưa vào bên trong hệ thống tháp; sau đó sẽ được phun thành dạng tia và rơi xuống bề mặt tấm giải nhiệt. Ngay lúc này, luồng không khí từ bên ngoài được đưa vào tháp và được đẩy từ dưới đáy lên trên theo chiều thẳng đứng. Khi đó, luồng không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước nóng, cuốn theo hơi nước nóng lên cao và thải ra môi trường bên ngoài tháp. Kết quả của quá trình giải nhiệt là nguồn nước được làm mát sẽ rơi xuống đế bồn, được dẫn qua hệ thống đường ống để đưa tới phục vụ cho nhu cầu làm mát cho máy móc và trang thiết bị hoạt động trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp sản xuất.

Các loại tháp giải nhiệt

Thông thường sẽ phân loại theo việc đối lưu của tháp. Sẽ có 2 loại cơ bản là:

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên hay được gọi là tháp giải nhiệt Hypebol. Tháp này hoạt động nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí môi trường xung quanh. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên bên trong tháp do không khí nóng tăng lên thì không khí mát sẽ đi vào tháp qua bộ phận khí vào ở đáy tháp. Không cần sử dụng quạt và không có sự luân chuyển của khí nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhờ có sơ đồ bố trí của tháp. Vỏ ngoài của loại tháp này chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200m, thường được dùng cho nhu cầu nhiệt lớn bởi kết cấu bê tông đắt tiền.

Loại này được phân loại làm 2 theo dòng. Đó là:

Tháp giải nhiệt dòng ngang: là loại tháp hút không khí sẽ được hút dọc theo hướng nước rơi và khối đệm đặt phía bên ngoài tháp.

Tháp ngược dòng: Không khí sẽ được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt trong tháp, có thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể.

Tháp giải nhiệt tròn - một trong những loại tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Loại này bao gồm các quạt lớn sẽ hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước chảy xuống bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí, tối đa hoá quá trình truyền nhiệt. Tỷ lệ giải nhiệt của tháp đối lưu cơ học sẽ phụ thuộc vào nhiều thông số như: đường kính quạt, tốc độ hoạt động và khối đệm trợ lực.

Tháp đối lưu cơ học hiện có sẵn dải công suất rất rộng, có thể được xây tại nhà máy hoặc cánh đồng. Nhiều tháp được xây dựng và hoạt động cùng nhau để đạt được công suất mong muốn. Các tháp hạ nhiệt được nối với nhau từ hai tháp riêng lẻ trở lên, gọi là “ô” (số lượng ô). Ví dụ như tháp gồm 8 ô là để chỉ loại tháp đối lưu cơ học. Các tháp có nhiều ô có thể được nối với nhau theo hàng, vuông hoặc tròn sẽ phụ thuộc vào hình dạng của ô và tùy theo phần lấy khí vào được đặt bên cạnh hoặc dưới đáy của ô.

Tháp đối lưu cơ học có 3 loại:

Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức: Không khí sẽ được hút vào trong tháp nhờ quạt được đặt ở phần khí vào.

Tháp giảm nhiệt không khí dòng ngang: Nước sẽ đi vào ở phần trên của tháp và đi qua các khối đệm. Không khí có thể đi vào từ một phía (tháp một dòng); hoặc từ các phía đối diện nhau (tháp hai dòng). Sau đó quạt sẽ hít lấy khí vào qua khối đệm đi lên lối ra ở phía trên cùng của tháp.

- Tháp tản nhiệt không khí ngược dòng: Nước nóng sẽ đi vào phần trên, không khí sẽ đi vào phần đáy và phần trên của tháp. Sử dụng quạt hút và quạt đẩy.

Lưu ý khi mua tháp giải nhiệt

Khi đầu tư giải pháp giải nhiệt này, các bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ về các thương hiệu nổi tiếng phù hợp túi tiền. Ngoài ra, việc tính toán lựa chọn công suất hoạt động phù hợp là điều cần thiết. Tháp giải nhiệt có nhiều hãng, nhiều model với rất nhiều công suất cho nên việc chọn một đại lý uy tín để đảm bảo lợi ích, chính sách hậu mãi và bảo trì là điều cũng cần tính đến.

Trên đây là những thông tin về tháp giải nhiệt. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí, Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ MIỄN PHÍ thông tin về bảo trì, vận hành, chăm sóc máy nén khí. Chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin bên dưới hoặc nút gọi bên phải màn hình.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Màn hình máy nén khí trục vít

 Màn hình điều khiển máy nén khí có đặc điểm gì? Các nút trên màn hình điều khiển có ý nghĩa như thế nào? Công dụng của chúng ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Đặc điểm của màn hình máy nén khí

Màn hình điều khiển được lắp ngay bên ngoài máy nén khí mà bạn có thể nhìn thấy ngay được. Chúng được dùng để điều khiển và kiểm tra máy nén khí khi bạn có nhu cầu. Màn hình máy nén khí có thể tiết kiệm được 30% năng lượng nhờ vào hệ thống kiểm soát PID kết hợp với VSD. Đặc biệt, chúng hoạt động trên bộ vi xử lý.

Màn hình máy nén khí là loại màn hình LCD vô cùng tiên tiến và hiện đại. Bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với mình. Chúng được trang bị và sử dụng trong hầu hết các loại máy nén khí có mặt trên thị trường hiện nay.

Công dụng của màn hình máy nén khí

Màn hình máy nén khí thực hiện các chức năng vô cùng cần thiết và quan trọng. Thông qua màn hình điều khiển, bạn sẽ kiểm tra được các thông tin từ máy nén khí. Ngoài ra, chúng còn có thể báo động khi máy gặp các tình trạng hỏng hóc, cháy chập hay bất cứ trục trặc, sự cố nào khác. Nhờ đó, bạn có thể kịp thời khắc phục và sửa chữa.

Tuổi thọ của máy nén khí sẽ được nâng cao và cải thiện. Chưa hết, các thông tin khác về máy cũng được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác nhất. Chẳng hạn như: nhiệt độ máy, nhiệt độ môi trường, công suất máy hoạt động…

Một vài loại màn hình máy nén khí trục vít

Dưới đây là bảng mã của một vài loại màn hình máy nén khí trục vít thông dụng. Để lựa chọn được loại màn hình phù hợp; quý khách vui lòng liên hệ với Hợp Nhất để được tư vấn. 

19000700041900070006
19000700051900070008
19000700081900070106
19000711011900071292
19000711021900071101
19000711031900071102
19000710011900071103
19000710111900071104
19000710121900071105
19000710021900071106
19000712811900071011
19000712921900071012
19000710311900071002
19000710321900071281
19000700031900071292
19000700041900071031
19000700051900071032

 

Các phím chức năng trên màn hình máy nén khí

Để sử dụng được màn hình máy nén khí, bạn phải biết được tất cả các phím chức năng có ở trên máy. Mỗi loại màn hình sẽ có những phím thêm khác nhau; nhưng về cơ bản thì chúng có những phím như:

  • Digital Monitor: Đây chính là phím màn hình hiển thị. Các thông số của máy như: số giờ làm việc, nhiệt độ dầu, các lỗi khi máy ngừng làm việc… sẽ được hiển thị tại đó.
  • Load: nút báo đèn chỉ bật sáng khi máy hoạt động và có tải. 
  • Start: Sử dụng để khởi động máy, bắt đầu quá trình làm việc.
  • Select: Chúng sẽ cho phép bạn dịch chuyển màn hình máy nén khí khi chúng hiển thị các thông số của máy.
  • Ecomode: Phím sử dụng chế độ tiết kiệm
  • Reset: Sử dụng nếu bạn muốn thay đổi các hệ thống làm việc trên máy. Ví dụ như: áp suất, chế độ làm việc…
  • Stop: Dừng các hoạt động làm việc trên máy lại.

Mua màn hình máy nén khí trục vít ở đâu?

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí nén công nghiệp; Hợp Nhất là đơn vị chuyên cung cấp các loại màn hình điều khiển máy nén khí. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Hotline: 0866229177

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất


Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Máy nén khí DYNA - Thương hiệu từ Đài Loan

 DYNA là nhà phân phối máy nén khí áp lực cao của BAUER và ROTORCOMP. Và là nhà phân phối độc quyền máy nén khí áp suất thấp thương hiệu BAUER Ở Trung Quốc, Đông Nam Á.


Máy nén khí DYNA được sản xuất trên cơ sở thiết kế bởi ROTORCOMP. Đây là một dòng máy có thiết kế đặc biệt, sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao. và các dòng máy tiếng ồn thấp đã được giới thiệu ra thị trường vào năm 1998 và nó đã trở nên khá phổ biến. Máy nén khí Dyna trở thành một thương hiệu khá được ưa chuộng tại các nước châu Á.

Máy nén khí trục vít Dyna

Máy nén khí Dyna hiện nay có 2 dòng sản phẩm chính là dòng B và dòng T. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các thông số kỹ thuật của 2 dòng này ở phần dưới đây.

Dòng B

Mã sốÁp suất làm việcCông suất motorKích thước ống thoát khíKích thướcKhối lượng
7 bar10 bar13 bar
m³/mincfmm³/mincfmm³/mincfmkW/HPinchL × W × H (mm)Kg
B40DS40-3.70.50180.32110.2893.7/5442891000×600×1150190
DS40-5.60.85300.65230.50185.6/7.5442891000×600×1150212
DS40-7.51.08380.88310.70247.5/10442891000×600×1150223
B90DS90-111.88661.42501.154111/1511185×895×1280393
DS90-152.40851.90671.144915/2011185×895×1280405
B120DS120-224.21483.61273.010622/301,251290×1030×1535667
DS120-305.11804.21483.612730/401,251290×1030×1535687
B150DS150-305.31874.41553.813430/401,51360×1030×1795786
DS150-376.42195.11804.214837/501,51360×1030×1795900
DS150-457.32586.12155.118045/601,51360×1030×1795900
B200DS200-559.53368.22896.824055/7521690×1100×18501290
B250DS250-7513.347011.23959.634075/1002,52800×1350×16251800
DS250-9416.759013.447311.841694/12532700×1550×16402130
B300DS300-11019.870017.060014.0494110/15032700×1550×16402175
DS300-13222.880018.563516.0565132/17532950×1650×18402445
B350DS350-14826.593623.081218.7661148/20032950×1650×18403340

 

Dòng Tiger - T

Mã số

Áp suất làm việc

Công suất motor

Kích thước ống thoát khí

Kích thước

Khối lượng

7 bar

10 bar

13 bar

m³/min

cfm

m³/min

cfm

m³/min

cfm

kW/HP

inch

L × W × H (mm)

Kg

T90

T90-11

1.88

66

1.59

56

1.40

49

11/15

1

1275×890×1315

393

T90-15

2.40

85

2.10

74

1.75

62

15/20

1

1275×890×1315

405

T90VS

T90-11

1.88

66

1.59

56

1.40

49

11/15

1

1275×890×1315

502

T90-15

2.40

85

2.10

74

1.75

62

15/20

1

1275×890×1315

514

T120

T120-22

3.3

117

2.7

95.4

2.1

74.2

22/30

44297

1355×1025×1515

667

T120-30

4.5

159

3.6

127

3.0

106

30/40

44297

1355×1025×1515

687

T120VS

T120-22

3.3

117

2.7

95.4

2.1

74.2

22/30

44297

1355×1025×1515

720

T120-30

4.5

159

3.6

127

3.0

106

30/40

44297

1355×1025×1515

740

T150

T150-30

5.3

187

4.5

155

3.9

138

30/40

44238

1455×1140×1760

786

T150-37

6.5

230

5.9

208

5.0

178

37/50

44238

1455×1140×1760

900

T150-45

7.6

269

6.4

226

5.2

184

45/60

44238

1455×1140×1760

900

T150VS

T150-30

5.3

187

4.5

155

3.9

138

30/40

44238

1455×1140×1760

950

T150-37

6.5

230

5.9

208

5.0

178

37/50

44238

1455×1140×1760

964

T150-45

7.6

269

6.4

226

5.2

184

45/60

44238

1455×1140×1760

964

 

 Mua linh kiện - phụ tùng máy nén khí Dyna

Ngoài việc cung cấp các loại máy nén khí thì Dyna còn cho ra các sản phẩm về linh kiện - phụ tùng thay thế. Hợp Nhất cung cấp đầy đủ 100% các sản phẩm để thay mới cho máy nén khí Dyna; linh kiện - phụ tùng của chúng tôi cung cấp hoàn toàn phù hợp với thông số kỹ thuật máy nén khí Dyna. Các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 

lọc máy nén khí Dyna

  • Màn hình điều khiển máy nén khí Dyna.
  • Đầu nén máy nén khí Dyna.
  • Dầu máy nén khí Dyna
  • Lọc gió, lọc dầu, lọc tách Dyna.
  • Hệ thống làm mát máy nén khí Dyna.
  • Các loại linh kiện - phụ tùng máy nén khí Dyna.

Sửa chữa máy nén khí Dyna

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí; Hợp Nhất là đơn vị cung cấp các dịch vụ cho hệ thống máy nén khí của bạn. Đặc biệt, chúng tôi kiểm tra máy nén khí Dyna hoàn toàn miễn phí. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Sửa chữa máy nén khí trục vít Dyna
  • Bảo trì máy nén khí Dyna
  • Đại tu, bảo dưỡng đầu máy nén khí trục vít.

Hiện tại chúng tôi có 2 cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nên việc cung cấp các dịch vụ sửa chữa hệ thống khí nén là hoàn toàn nhanh chóng, thuận lợi. Để lựa chọn được sản phẩm - dịch vụ cho hệ thống khí nén Dyna của bạn; hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc

  Đảo bảo được an toàn lao động là việc cần thiết mà mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh cần thực hiện để duy trì hoạt động. Đồng thời an toàn l...