Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Mua cảm biến áp suất như thế nào?

 Cảm biến áp suất được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Cụ thể là trong các hệ thống máy nén khí, thủy lực... Vậy cách chọn mua cảm biến áp suất ra sao?


Trước khi vào chi tiết cách chọn mua cảm biến áp suất, các bạn nên tìm hiểu: Cảm biến áp suất là gì? Tiếp theo, chúng ta cùng đi tìm hiểu về một vài thông tin liên quan đến cảm biến áp suất như:

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất

Theo như hình, giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên từ trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ căng ngược lại. Tùy theo độ biến dạng của lớp màng mà bộ xử lý bên trong sẽ biết được giá trị áp suất đang là bao nhiêu. Chính nhờ sự thay đổi này tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp suất là bao nhiêu.

Lớp màng của cảm biến sẽ chứa các cảm biến rất nhỏ để phát hiện được sự thay đổi. Khi có một lực tác động vào thì lớp màng sẽ bị thay đổi theo chiều tương ứng với chiều của lực tác động. Sau đó các cảm biến sẽ so sánh sự thay đổi đó với lúc ban đầu để biết được nó đã biến dạng bao nhiêu %.

Từ đó, sẽ xuất ra tín hiệu ngõ ra tương ứng. Các tín hiệu ngõ ra có thể là 4-20ma hoặc 0-10V tương ứng với áp suất ngõ vào.

Lưu ý khi sử dụng cảm biến áp suất

Sử dụng cảm biến áp suất mà không biết những thông số của cảm biến áp suất sẽ dẩn đến giảm độ bền cũng như hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng. Chúng ta nên biết các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của cảm biến áp suất.

Quá áp của cảm biến áp suất

Bất kỳ một cảm biến áp suất nào cũng có giới hạn chịu quá áp. Thông thường khả năng quá áp là gấp 2 lần thang đo của cảm biến áp suất.

Chúng ta chú ý tới 2 thông số : Pressure và Max Pressure

  • Pressure : chính là thang đo của cảm biến áp suất . VD : 0-10 bar
  • Max pressure : đây chính là khả năng chịu quá áp của cảm biến áp suất . Tại 0-10bar thì khả năng chịu quá áp chính là 20 bar

Như vậy với áp suất 190 bar thì khả năng quá áp của cảm biến áp suất SR1 của Georgin chịu được 200% tương đương gấp 2 lần so với thang đo của cảm biến áp suất.

Chúng ta lưu ý rằng áp suất chịu được tối đa là không cố định cho từng thang đo hoặc từng hãng sản xuất. Tại thang đo 0-1 bar thì áp suất chịu quá áp là 5 bar tức gấp 5 lần so với dải đo áp suất. Tuy nhiên, tại thang đo áp suất 0-600 bar thì khả năng chịu quá áp chỉ 800 bar tương đương với 200 bar quá áp.

Sai số của cảm biến

Các cảm biến loại thường sẽ có sai số <1% hoặc 0.5% tuy nhiên đối với các cảm biến áp suất có độ chính xác cao thì sai số sẽ là 0.125% hoặc 0.1% như cảm biến áp suất FKP.

Sai số ảnh hưởng rất lớn đến tín hiệu đưa về của cảm biến áp suất. Ví dụ : cảm biến áp suất 0-10bar có sai số 1% thì tại 10bar giá trị sai số là 100mbar ~0.1 bar Sử dụng cảm biến áp suất nước để điều khiển bơm là một trong các ứng dụng được dùng phổ biến nhất do đơn giản , luôn giữ được áp suất theo yêu cầu .

Môi trường sử dụng cảm biến áp suất

Điều quan trọng nhất của việc chọn cảm biến áp suất chính là sử dụng đúng môi trường sử dụng của cảm biến áp suất. Bởi một số loại cảm biến áp suất chỉ sử dụng được trong môi trường đo áp suất không khí mà không thể sử dụng trong môi trường nước hoặc các môi trường khác.

Các môi trường hoá chất có tính làm ăn mòn phải chọn loại cảm biến áp suất phù hợp. Vật liệu màng cảm biến với tiêu chuẩn Inox 316L vẫn bị ăn mòn bởi các hoá chất như acid (axit) hoặc môi trường nước thải.

Lưu ý khi mua cảm biến áp suất

Dải đo của cảm biến

Cảm biến áp suất SR1 của hãng Georgin có dải đo khá đa dạng từ 0…1bar đến 0…600bar. Tùy theo yêu cầu mà ta cần phải xác định chính xác dải đo áp suất cần đo. Bởi vì dải đo của cảm biến càng gần với yêu cầu cần đo thì độ chính xác càng cao.

Ví dụ trong trường hợp ta cần đo áp suất là 5bar thì ta nên chọn dải đo 0-6bar, tránh hoặc hạn chế chọn các dải đo cao hơn để đảm bảo độ chính xác cho cảm biến.

Tín hiệu output của cảm biến

Cảm biến áp suất cho tín hiệu output là 4-20mA, 0-10V hoặc 0-5V, nhưng thường nhất vẫn là tín hiệu chuẩn 4-20mA vì đặc tính của tín hiệu này là truyền được xa mà vẫn ổn định. Tuy nhiên trong các hệ thống nhà máy chỉ nhận tín hiệu 0-10V hoặc 0-5V, ta cũng nên xác định các yếu tố này để hạn chế việc mua cảm biến về nhưng không sử dụng được.

Ren kết nối của cảm biến

Thiết bị có các ren kết nối là G1/4”, G1/2 , 1/2” NPTM, 1/4” NPTM. Ta nên lựa chọn đúng kiểu ren để có thể gắn chính xác vào nơi cần đo áp suất.

Nhiệt độ của môi trường cảm biến hoạt động

Do cảm biến áp suất có nhiệt độ làm việc chỉ là -25 độ C đến 85 độ C nên trong trường hợp ta cần đo áp suất trong môi trường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ làm việc thì ta nên chọn loại cảm biến khác.

Có cần chia tín hiệu output ra để điều khiển không?

Cảm biến áp suất chỉ cho ra 1 tín hiệu 4-20mA. Vì thế trong trường hợp ta cần chia tín hiệu này ra thành 2 tín  hiệu 4-20mA để đưa về xử lý ở PLC thì ta có thể lắp đặt thêm bộ chia tín hiệu.

Ngoài ra, trong trường hợp cần theo dõi tín hiệu áp suất trên màn hình hiển thị, cần lắp thêm sản phẩm bộ hiển thị tín hiệu.

Mua cảm biến áp suất khí nén ở đâu?

Hợp Nhất là đơn vị chuyên sửa chữa - bảo trì hệ thống khí nén công nghiệp: máy nén khí, máy tạo khí nito, hệ thống khí nén cho cắt laser... Chúng tôi có cung cấp các loại cảm biến áp suất khí nén trong công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các loại linh kiện - phụ tùng máy nén khí trục vít, máy nén khí không dầu, máy nén khí cao áp. Chi tiết xin vui lòng liên hệ Hợp Nhất để được báo giá cảm biến áp suất và tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc

  Đảo bảo được an toàn lao động là việc cần thiết mà mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh cần thực hiện để duy trì hoạt động. Đồng thời an toàn l...