Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc

 Đảo bảo được an toàn lao động là việc cần thiết mà mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh cần thực hiện để duy trì hoạt động. Đồng thời an toàn lao động cũng giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong công việc được nâng cao.Vậy doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện được việc này?


Luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ về vấn đề An toàn lao động hay còn gọi là Luật an toàn, vệ sinh lao động. Theo điều 16 của luật năm 2016 thì đã quy định 6 điều mà doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc. Những việc đó bao gồm:

Về môi trường làm việc:

- Phải đạt yêu cầu về môi trường tối ưu (không gian, độ thoáng, bụi, tiếng ồn, các yếu tố nguy hiểm,…);

- Định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố môi trường;

-  Có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp.

Về phương tiện lao động:

- Sử dụng, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn tại nơi làm việc;

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, nhà kho.

Về trang bị bảo hộ lao động:

- Trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Về phòng ngừa sự cố:

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

 - Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

- Có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn đặt ở vị trí dễ thấy đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản;

- Xây dựng và ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;

Về hoạt động tuyên truyền:

- Tuyên truyền, phổ biến nội quy, quy định, các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

- Huấn luyện cho người lao động biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc liên quan đến công việc;

Về xử lý sự cố:

- Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vượt khỏi khả năng kiểm soát.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà pháp luật đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Trên cơ sở này, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác phòng ngừa để đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.

* Đọc thêm: Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén

Máy nén khí Hợp Nhất chuyên cung cấp các loại máy nén khí, máy sấy khí, máy tạo khí cùng các dịch vụ bảo trì - bảo dưỡng - sửa chữa máy móc. Chi tiết xin liên hệ:

🌍🌍🌍🌍🌍🌍🌍🌍🌍🌍🌍
Hợp Nhất - Tốt hơn sự mong đợi
💌 info@hopnhatvn.com
📲 028 6284 1085
🔗 hopnhatvn.com 

 

Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí

 Để tiết kiệm điện cho hệ thống khí nén, thông thường người ta sẽ tính đến phương án lắp đặt biến tần máy nén khí. Vậy cụ thể việc này là như thế nào và giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí ra sao?


Phân tích tích kiệm điện trong máy nén khí

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.

Không phải trong mọi tình huống biến tần đều phát huy tính tiết kiệm điện. Nó còn phụ thuộc vào hiện trạng sử dụng khí nén của nhà xưởng bạn. Đầu tư cho biến tần không phải là lựa chọn hàng đầu. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn lựa công suất máy, thành phần hệ thống khí nén (như bình tích áp ) kết hợp hiệu chỉnh kiểu điều khiển máy nén khí. Một kế hoạch tiết kiệm điện từ khi thiết kế, mua mới máy nén khí để tiết kiệm điện.

Nguyên lý tiết kiệm điện của việc cung cấp khí với áp suất không đổi

Như đã nói ở trên, lưu lượng là đối tượng điều khiển cơ bản của một hệ thống cung cấp khí. Lưu lượng khí cần thiết phải đáp ứng được lưu lượng tiêu thụ khí bất cứ lúc nào. Trong một hệ thống cung cấp khí, áp suất trong đường ống dự trữ có thể chỉ ra mối quan hệ giữa công suất cung cấp và nhu cầu tiêu thụ khí.

  • Nếu lưu lượng cung cấp > lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ tăng lên.
  • Nếu lưu lượng cung cấp < lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ giảm xuống.
  • Nếu lưu lượng cung cấp = lưu lượng tiêu thụ làm áp suất bên trong đường ống sẽ giữ nguyên không thay đổi.

Do đó, nếu áp suất trong đường ống là không đổi, lượng cung cấp khí chỉ cần đáp ứng đủ lượng khí sử dụng. Đây là mục đích của một hệ thống cung cấp khí với áp suất không đổi.

Khi một máy nén khí sử dụng cách thay đổi vận tốc và thay đổi tần số (VVF=Variable Velocity and Variable Frequency) để kiểm soát cung cấp khí áp suất không đổi.

Hệ thống VVF xem áp suất đường ống như là một đố tượng điều khiển. Một cảm biến áp suất ở cửa ra của đường ống sẽ chuyển áp suất của bình chứa thành tín hiệu điện, gửi tín hiệu đến hệ thống điều chỉnh PID; so sánh nó với áp suất đặt, tiến hành tính toán theo kiểu điều khiển PID căn cứ theo độ lớn của sự sai lệch; phát ra một tín hiệu điều khiển để điều khiển điện áp ngõ ra và tần số của biến tần; điều chỉnh tốc độ quay của motor; như vậy áp suất thực sự được giữ không đổi và giữ cố định trong toàn thời gian.

Thêm vào đó, khi sử dụng giải pháp này, biến tần có thể khợi động mềm cho motor của máy nén khí từ lúc đứng yên cho đến lúc tốc độ quay ổn định, ngăn ngừa sự ảnh hưởng của dòng điện lớn trong lúc máy nén khí khởi động. Ở điều kiện bình thường, máy nén khí hoạt động theo chế độ điều khiển VVF. Đột nhiên biến tần bị lỗi, quá trình sản xuất không cho phép sự trì hoãn của máy nén khí, vì vậy hệ thống cơ cấu chức năng chuyển đổi giữa nguồn điện lưới và biến tần. Theo cách này, khi biến tần bị lỗi, nguồn điện lưới có thể lập tức cung cấp nguồn thông qua contactor, như vậy máy nén khí có thể hoạt động bình thường như thường lệ.

Quá trình điều khiển

Nhu cầu tiêu thụ khí tăng lên làm áp suất trên đường ống giảm mà sự chênh lệch giữa áp suất cài đặt và giá trị hồi tiếp tăng lên, PID ngõ ra tăng lên, tần số ngõ ra của biến tần tăng lên, tốc độ quay của motor máy nén khí tăng lên, lưu lượng khí cung cấp tăng lên, áp suất đường ống giữ ổn định. Xin lưu ý rằng PID của biến tần không kiểm soát sự điều chỉnh trong giới hạn dung sai áp suất , tức là tần số ngõ ra được giữ không thay đổi.

Ở hình vẽ trên, “nguồn cung cấp chính” và “tiết kiệm năng lượng” được contactor chỉ định là nguồn cấp cho motor máy nén khí. Như vậy, có hai tùy chọn chế độ hoạt động cho “hoạt động nguồn điện chính” và “hoạt động tiết kiệm năng lượng”. Ở chế độ hoạt động nguồn điện chính, biến tần không làm việc và toàn bộ hệ thống khởi động/dừng bằng tay và hoạt động ở tần số điện lưới theo phương pháp ban đầu. Trong khi ở chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng, máy nén khì được điều khiển trực tiếp bằng biến tần và hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay motor máy nén khí theo lượng khí tiêu thụ, để các bồn chứa duy trì một lượng áp suất không.

Xây dựng lại máy nén khí có sử dụng biến tần

Một máy nén khí thì kéo theo tải có quán tính lớn. đặc trưng đó là nguyên nhân dễ gây nên bảo vệ quá dòng của biến tần ở chế độ V/f lúc khởi động. Khuyến khích sử dụng một biến tần sensor less vector có moment khởi động cao, để đảm bảo tính liên tục cung cấp khí và sự hoạt động ốn định của thiết bị.

Một máy nén khí cho phép hoạt động ở tần số thấp trong một thời gian dài. Nếu máy nén khí quay ở tốc độ quá thấp, sự hoạt động ổn định của máy nén khí bị giảm, mặt khác dầu bôi trơn không đủ làm sự mài mòn diễn ra nhanh. Vì vậy, giới hạn dưới cho tần số hoạt động không được thấp hơn 20Hz.

Để có hiệu quả trong việc loại bỏ những thành phần sóng hài bậc cao trong dòng điện ngõ ra của biến tần và giảm bớt nhiễu do sóng điện từ gây ra, đề nghị lắp thêm một bộ lọc nhiễu để giảm bớt tiếng ồn và sự tăng nhiệt độ của motor và làm cho motor hoạt động ốn định hơn.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí; Hợp Nhất là đơn vị chuyên thi công - lặp đặt các hệ thống khí nén, khí nito công nghiệp. Để được tư vấn thêm về hệ thống khí nén công nghiệp xin vui lòng liên hệ Hợp Nhất. Hotline: 0989508177

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất


Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Máy nén khí trục vít không dầu

 Thị trường Việt Nam có rất nhiều loại máy nén khí trục vít. Các sản phẩm bao gồm máy nén trục vít có dầu và máy nén khí trục vít không dầu. Cùng Hợp Nhất tìm hiểu về loại không dầu trong bài viết này nhé.


Trong bài viết này, Hợp Nhất sẽ giới thiệu về loại máy nén khí trục vít không dầu. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về nó; chúng ta sẽ sơ lược về Máy nén khí trục vít là gì?

Máy nén trục vít là loại máy sử dụng chuyển động trong của trục vít ép khí vào nơi có thể tích nhỏ hơn. Mỗi loại máy nén khí trục vít có cấu tạo khác nhau, tùy vào từng thiết kế; công suất hoạt động của máy mà các hãng sản xuất phù hợp với nhiều những tiêu chí; ví dụ như: hiệu năng sử dụng; mục đích sử dụng. Cấu tạo chung bên trong của các loại máy không khí nén trục vít gồm hai đầu khí vào và đầu ra của khí nén, được thiết kế bằng đường ống. Máy vận hành qua bộ phận quạt tản nhiệt làm giảm bớt khí nóng từ bên trong bằng hai công cụ giải nhiệt trước và giải nhiệt sau. Ngoài ra, thiết bị còn có bộ phận bơm dầu, thước đo dầu phù hợp với chức năng cung cấp dầu cho hoạt động của máy.

Sơ lược về máy nén trục vít

Hệ thống giải nhiệt dầu, đường ra của cửa đổ dầu cũng rất quan trọng. Van một chiều chặn không khí thoát ra ngoài; van cửa hút và van an toàn được trang bị đầy đủ trong cấu tạo máy. Hai đường cấp nén thứ nhất và đường cấp nén thứ hai được thiết kế nối tiếp nhau. Một trong những bộ phận cần thiết trong cấu tạo thiết bị là động cơ chính, bảng thao tác, tủ điện khởi động, điều khiển, dây đai truyền động có nhiệm vụ vận hành máy. Một thiết bị máy nén với nhiều chi tiết cấu tạo cũng không thể thiếu hai bộ phận chân đế đỡ đầu nén và chân đế máy giúp giữ thăng bằng máy trên mặt phẳng.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về 4 sơ đồ thiết kế hệ thống khí nén chuẩn.

Máy nén khí trục vít không dầu

Máy nén khí trục vít có dầu (hay ngâm dầu) sử dụng dầu máy nén khí chuyên dụng để bôi trơn, làm mát đồng thời làm kín khe hở trục vít. Dầu nhớt giúp máy đảm bảo trạng thái hoạt động trơn tru, luôn duy trì mức nhiệt độ ổn định. Nhiệt sinh ra trong quá trình nén khí sẽ được dầu nhờn hấp thụ, từ đó có thể gia tăng tỷ số nén trong một cấp nén mà không làm cho nhiệt độ của khí nén tăng nhiều. Trong khi đó máy nén không dầu có những đặc điểm như bên dưới.

Nguyên lý hoạt động máy nén khí trục vít có dầu

Trong máy nén không dầu; không khí được hút từ bên ngoài vào máy bơm khí nén. Sau khi nén kết thúc quá trình nén, hỗn hợp khí cùng với dầu bôi trơn sẽ đi vào bình lọc. Khí nén sẽ đi ra theo ống dẫn phía trên còn dầu máy mang nhiệt trong quá trình nén đi theo đường ống dẫn phía dưới. Để đạt tới nhiệt độ làm mát theo yêu cầu thì dầu máy sẽ được làm nguội bằng ống dẫn tới quạt gió.

Sau đó, dầu tiếp tục đi qua rơ le nhiệt và trở về bình chứa dầu. Còn khí nén sau khi được làm mát tại phận làm mát thì sẽ được đưa tới hệ thống điều khiển. So với máy nén không khí trục vít không dầu thì máy bơm hơi trục vít có dầu có giá thành rẻ hơn và độ bền cao hơn. Thiết bị này thường được sử dụng trong những ngành công nghiệp nặng, nhất là trong các lĩnh vực điều khiển, máy nén khí có dầu sẽ chống lại sự hao mòn các chi tiết, phần tử điều khiển.

Đặc điểm máy nén khí trục vít không dầu

Máy nén khí không dầu vẫn có thể sử dụng dầu để bôi trơn nhưng có thiết kế hộp trục khuỷu không dầu hoặc làm mát bằng nước thay vì dầu máy. Cho nên khí sinh ra là khí sạch, không bị lẫn hơi dầu, không mùi, tinh khiết. Loại máy này có giá thành cao hơn máy có dầu do không sử dụng dầu để làm kín khe hở trục vít, nên quá trình chế tạo các khe hở trục vít yêu cầu cũng cao hơn, đòi hỏi khe hở phải nhỏ. Do không dùng dầu để bôi trơn trục nén nên độ ma sát tăng, dễ hỏng hóc hơn, tuổi thọ thấp hơn.

Ưu điểm lớn nhất của dòng máy trục vít không dầu này chính là chất lượng khí sạch 100%. Nhờ đó mà những thiết bị này được ứng dụng vào các lĩnh vực yêu cầu cao về nguồn khí sạch, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng như y tế, dược phẩm, thực phẩm,…

Tại sao lại mua máy nén khí trục vít không dầu?

Như đã nói lúc đầu, ở những công xưởng có yêu cầu cao về khí nén. Ví dụ như thực phẩm, y tế, vi mạch... thì yêu cầu về khí nén rất cao. Do đó; việc lựa chọn máy nén khí mà 100% không dầu là điều cần thiết. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về máy nén khí không dầu từ Hợp Nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ miễn phí thông tin cần thiết. 

Máy nén khí 1 cấp khác gì với máy nén khí 2 cấp?

 Máy nén khí được thường được chia làm nhiều loại theo chức năng, cấu tạo... Mỗi loại được phân thành nhiều cấp khác nhau. Trong đó, máy nén khí trục vít 2 cấp là dòng máy bơm khí nén công nghiệp đang được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. 


Máy nén khí là thiết bị cung cấp khí nén quan trọng đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đời sống. Và tùy vào từng nhu cầu sử dụng hoặc cấu tạo của máy mà thiết bị này được phân thành nhiều chủng loại khác nhau như máy nén khí trục vít, máy nén khí piston…và trong mỗi loại máy lại được phân thành nhiều cấp khác nhau.

Để giúp người dùng có thể phân biệt được chính xác dòng máy nén khí trục vít 2 cấp từ thương hiệu máy nén khí nổi tiếng như máy nén khí Puma, máy nén khí Kobelco, Fusheng…sản xuất, bài viết dưới đây sẽ đi so sánh cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này so với dòng máy nén khí trục vít 1 cấp.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít 1 cấp

Máy nén khí trục vít 1 cấp được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận sẽ sở hữu những ưu thế khác nhau. Cấu tạo máy nén khí xem thêm bao gồm:  1. bầu lọc khí, 2. buồng hút, 3. brục vít, 4. van 1 chiều, 5. bình lọc khí, 6. van 1 chiều, 7. hệ thống làm mát bằng gió, 8. van lọc, 9. van dầu, 10. hệ thống làm mát dầu, 11.van 1 chiều, 12. lọc dầu, và 13. bộ phận cấp dầu cho trục vít. (xem hình dưới)

Nguyên lý hoạt động: Khi máy nén khí thực hiện hút không khí vào qua bình lọc, sau đó khí nén cùng với dầu bôi trơn tạo thành một hỗn hợp trong bình lọc khí. Từ bình lọc khí, khí nén trong bình thoát ra theo đường ống dẫn phía trên và bôi trơn mang nhiệt (tạo ra quá trình nén) sẽ theo đường dẫn phía dưới bình lọc. Từ đây, khí nén sẽ được chuyển đến hệ  thống điều khiển, sau khi đi qua bộ phận làm mát bằng gió để cung cấp khí nén cho các thiết bị, máy móc cần dùng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít 2 cấp

Máy nén khí trục vít 2 cấp có cấu tạo tương đối giống với máy nén khí trục vít 1 cấp, duy chỉ có sự khác biệt lớn nhất là thiết bị này có 2 trục vít, 2 bộ phận cấp dầu cho trục vít thay vì chỉ có lần lượt mỗi thứ một cái như trong máy nén khí trục vít 1 cấp: bầu lọc khí, bộ phận cung cấp khí, 02 trục vít, 02 van 1 chiều, bình lọc khí, bộ phận làm mát khí, van lọc, bộ phận làm mát khí, van OR, bộ phận lọc dầu, 02 bộ phận cấp dầu.

Nguyên lý hoạt động: Máy nén khí trục vít 2 cấp sử dụng các cặp rotor kết hợp lại với nhau và quá trình nén khí sẽ chia thành 2 lần (2 cấp) nối tiếp nhau. Và trong đó ở cấp thứ hai hiệu suất nén sẽ được tăng lên 50% của tổng số công suất tiêu thụ. Nhờ đó, máy nén khí trục vít 2 cấp có công suất khí nén mạnh hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn so với các dòng máy nén khí 1 cấp.

Đặc điểm của máy nén khí trục vít 2 cấp

Nhìn chung, máy nén khí 2 cấp là sự kết hợp sự đơn giản và linh hoạt của máy nén khí trục vít với hiệu suất năng lượng của máy nén khí piston tác động kép 2 tầng. Do đó, sản phẩm này thường được ứng dụng trong các hệ thống công nghiệp cần lượng khí nén lớn và mạnh mẽ. Đặc biệt, máy nén khí trục vít 2 cấp do có cấu tạo đơn giản hơn và các chi tiết ít bị mài mòn trong quá trình vận hành nên thiết bị là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp về chi phí bảo trì, bảo hành cho thiết bị.

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít 2 cấp với 1 cấp, hy vọng người dùng sẽ có những thông tin bổ ích và phân biệt đúng 2 dòng sản phẩm này để có sự lựa chọn phù hợp.


    Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

    Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén

     Bình khí nén là loại bình dùng để chứa khí nén. Có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, dễ thấy nhất là bình gas. Trong công nghiệp loại bình này dùng chứa các chất khí được nén lại ở áp suất lớn. Do khí nén có áp suất cực lớn nên bình chứa khí phải có quy trình vận hành an toàn.


    Khí nén được coi là một nguồn năng lượng an toàn, đáng tin cậy được sử dụng rộng khắp trong đời sống và sản xuất. Theo công thức khí lý tưởng thì có thể dễ dàng nhận thấy khi không khí được nén lại càng nhỏ thì áp suất chất khí tăng rất cao. Do đó bình chứa khí nén phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật và thông số an toàn trong vận hành. 

    Bình chứa khí nén có thể được xem là bình dự trữ khí nén. Ngoài tác dụng chính là chứa khí nén ra thì bình còn dùng để ổn định nhiệt độ khí nén, làm sạch - tách nước trong khí nén, làm mát dầu. Bình chứa khí nén được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp: xây dựng, khai khoáng mỏ, nhà máy đúc gang thép, công nghiệp năng lượng, chứa khí y tế...

    Trong quá trình sử dụng, vận hành sẽ có khá nhiều rủi ro có thể xảy đến nếu chúng ta vi phạm những quy trình an toàn. Hôm nay, Máy nén khí Hợp Nhất sẽ giới thiệu đến các bạn các quy tắc an toàn trong quá trình sử dụng bình chứa khí nén. Hi vọng giúp mọi người sử dụng nguồn năng lượng này một cách an toàn, hiệu quả.

    1. Các nguy cơ có thể xảy ra:

    - Nổ áp lực: do va đập, ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoặc có khi do bình bị ăn mòn, có lỗ rò.

    - Cháy nổ môi chất, rò rỉ chất độc trong bình ra bên ngoài. 

    - Điện giật: do rò rỉ điện trong hệ thống máy nén khí hoặc đặt bình khí nén ở nơi dễ rò rỉ điện.

    Các nguy cơ về bình chứa khí sẽ gây nghiêm trọng đến sản xuất. Thế nên phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn về sử dụng bình nén khí. 

    2. Các quy tắc an toàn:

    a. An toàn khi vận hành:

    - Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng thiết bị phải giao trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.

    - Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.     

    - Trên bình khí nén phải có đủ các thiết bị an toàn sau:

    - Van an toàn : lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn.

    - Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.

    - Bình khí nén phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.

    - Không cho phép đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt:

    + Các bình có chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

    + Các bình có chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có p.V lớn hơn 1000 (p tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

    - Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.

     

    b. Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động. 

    - Người trực tiếp vận hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất. Vận  hành bình một các an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.

    - Vào đầu ca vận hành, khi áp suất trong bình đạt 0,5 (1kg/cm2) công nhân vận hành cần kéo nhẹ van an toàn để thông van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng hoặc dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc phải xả các chất cáu cặn và nước đọng ở trong bình.

    - Định kỳ rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào theo đường hút vô máy.

    Cấm:

    Hàn, sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang còn áp suất.

    Chèn hãm, thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng của van an toàn khi bình đang hoạt động.

    Sử dụng bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép đối với thiết bị.

    Cho máy vào hoạt động khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơ le hoạt động không chính xác.

    Phải lập tức đình chỉ sử dụng bình khí nén trong các trường hợp sau:

    Khi áp suất trong bình tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành bình đều bảo đảm.

    Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo.

    Khi phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của bình có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xã hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,...

    Khi xảy ra sự cháy đe dọa đến bình đang có áp suất.

    Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng một dụng cụ nào khác. Những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị.

     

    Hi vọng bài viết trên giúp các bạn phần nào đó biết về quy trình vận hành bình khí nén. Hiện tại Hợp Nhất chuyên cung cấp các mặt hàng về máy nén khí và bình nén khí. Nếu các bạn cần tư vấn MIỄN PHÍ về hệ thống máy nén khí thì hãy nhấn nút gọi màn hình bên tay phải. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới: 

    Chứng nhận hợp quy bình nén khí

     Trong sản xuất hay dân dụng thì bình hơi, nồi chứa hay thiết bị chịu áp lực cần đảm bảo những quy trình nghiêm ngặt về sản xuất, lắp đặt. Chứng nhận hợp quy thiết bị áp lực và nồi hơi hợp quy nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm thiết bị khi đưa vào lưu thông trên thị trường được vận hành an toàn, giúp đơn vị sản xuất nâng cao thương hiệu.


    Trong cuộc sống hằng ngày nói chung hay trong quá trình sản xuất nói riêng thì hơi hay khí được xem là nguồn năng lượng thứ 4. Thế nên việc đảm bảo an toàn cho nồi hơi, bình chứa hay thiết bị chịu áp lực nói chung là một việc quan trọng. Ngoài ra, việc đó cũng giúp cho việc sản xuất hoạt động trơn tru, hiệu quả công việc tốt hơn.

    Câu hỏi đặt ra là làm sao mua được bình hơi, bình nén khí tốt? Thì câu trả lời của Máy nén khí Hợp Nhất là: lựa chọn một nhà cung cấp uy tín trên thị trường, có chứng nhận hợp quy và có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, bảo hành. Các thiết bị nào cần chứng nhận này? 

    1. Nồi hơi:

    Là một thiết bị làm nguồn cung cấp nhiệt, hơi rồi sau đó dẫn nguồn nhiệt - hơi đến hệ thống máy móc cần sử dụng. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi từ than, củi, trấu... Tùy thuộc vào lượng nhiệt - hơi yêu cầu trong sản xuất mà đơn vị đó sẽ tạo ra lượng hơi với nhiệt độ, áp suất phù hợp.

    Không thiết bị nào có thể thay thế được nồi hơi để tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây ra cháy để vận hành các thiết bị hoặc các động cơ ở nơi cần nhưng cấm lửa và cấm nguồn điện.

    2. Thiết bị áp lực:

    Thiết bị áp lực là những thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt - hóa học. Dùng để bảo quản, vận chuyển…các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan và các chất lỏng khác. 

    Xem thêm: Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén 

    Bình chứa khí nén tại TP. Hồ Chí Minh

    Có 2 dạng thiết bị áp lực: 

    • Thiết bị không khí đốt nóng: như bình nén khí, chai chứa khí hóa lỏng như gas...
    • Thiết bị đốt nóng: như các lò hơi, nồi áp suất...

    Trên đây là 2 loại thiết bị cần phải có giấy chứng nhận hợp quy, tuy nhiên có các yêu cầu cụ thể như sau:

    • Các loại nồi hơi, bình chịu áp có áp suất làm việc cao hơn 0,7 Bar không tính áp suất tĩnh.
    • Các loại bình chứa, nồi hơi chứa chất rắn, lỏng nhưng khí mở ra hoạt động tạo khí có áp suất cao hơn 0,7 Bar. 

    Như vậy các thiết bị có áp suất hoạt động cao hơn 0,7 bar cần có chứng nhận hợp quy.

    3. Các thiết bị khác không áp dụng quy chuẩn QCVN 01:2008/BLDTBXH:

    • Nồi hơi đặt trên tàu thủy, nồi hơi sử dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời
    • Các nồi hơi, bình chịu áp lực có dung tích không lớn hơn 25 l mà tích số giữa dung tích và áp suất không lớn hơn 200
    • Các bình phi kim.
    • Các bộ phận máy không phải là một bình độc lập như xilanh, máy hơi nước và máy nén không khí, các bình làm nguội và phân ly đầu, nước trung gian không tách rời được thiết bị của máy nén, các bầu không khí của máy bơm, các thiết bị giảm chấn động…
    • Các bình kết cấu bằng ống với đường kính trong ống lớn nhất không quá 15cm
    • Các bình chứa không khí nén của thiết bị hãm các bộ phận chuyển động trong vận chuyển đường sắt, ô tô và các phương tiện vận chuyển khác.

    Các cơ quan, doanh nghiệp có tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, mua bán, xuất nhập khẩu nồi hơi, bình chịu áp lực đều phải thực hiện chứng nhận quy chuẩn QCVN 01:2008/BLDTBXH. Máy nén khí Hợp Nhất là nơi cung cấp các thiết bị bình chứa khí đứng và bình chứa khí nằm ngang theo đúng tiêu chuẩn. Tất cả các sản phẩm bình chứa khí nén của công ty chúng tôi đều được sản xuất theo tiêu chuẩn: TCVN 6154:1996; TCVN 8366:2010; 7704:2007 về an toàn chế tạo bình chịu áp lực.

    Nếu quý vị cần một nơi có trên 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống máy nén khí tư vấn MIỄN PHÍ xin liên hệ với chúng tôi qua nút gọi bên phải màn hình hoặc thông tin bên dưới:

    An toàn trong gia công kim loại tấm

     Trong xưởng gia công kim loại, việc an toàn lao động là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Đảm bảo tiến độ sản xuất và lợi ích sức khỏe cho nhân sự.


    Tùy vào mỗi xưởng gia công mà sẽ có những quy trình an toàn lao động riêng. Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công kim loại tấm chính xác, nguyên tắc an toàn dựa vào những điều căn bản dưới đây:

    QUY TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIA CÔNG KIM LOẠI TẤM

    Phòng chống cháy nổ

    An toàn phòng cháy chữa cháy, nổ là quy định chung của Nhà nước đối với các hộ kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp, công xưởng sản xuất công nghiệp nói chung. Đặc biệt là trong cơ khí chính xác, lượng điện năng tiêu thụ cao cộng với sử dụng máy móc tạo dòng nhiệt đốt cháy lớn như máy hàn, máy cắt laser nếu không cẩn thận có thể xảy ra chập điện, cháy nổ, hỏa họan.

    Ngoài ra, những xưởng dùng hệ thống tạo khí cho cắt laser còn cần phải theo dõi và đảm bảo an toàn cho hệ thống khí nén này. Điều bắt buộc khi xây dựng nhà xưởng gia công kim loại tấm phải thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy hợp lý. Có quy trình xử lý cháy nổ phù hợp với cơ sở sản xuất. Đây là nguyên tắc an toàn cơ bản và cũng là cốt lõi.

    Bảo hộ an toàn cho công nhân

    Cơ sở sản xuất có trách nhiệm và nghĩa vụ trang bị đồ bảo hộ an toàn công việc cho công nhân. Nhân sự mới là tài sản quý giá tạo nên giá trị công ty. Do đó, để công việc diễn ra trôi chảy, thuận lợi trước hết người công nhân phải được đảm bảo an toàn về mọi mặt. Nhất là môi trường dễ có những sự cố nghiêm trọng.

    Môi trường hàn cắt, gia công kim loại thường tồn tại nhiều điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân. Như khói bụi dễ tổn thương phổi; vật sắc nhọn rất dễ gây tổn thương; môi trường sử dụng nhiệt độ dễ gây bỏng, cháy da... Cho nên, việc trang bị giày bảo hộ, găng tay bảo hộ, quần áo bảo hộ và khẩu trang là điều cần thiết. Ngoài ra còn cần tạo tủ y tế hoặc phòng y tế chuyên biệt để xử lý nhanh chóng sự cố.

    An toàn lao động cho công nhân hàn cắt laser

    Xử lý lưu trữ sản phẩm, vật liệu

    Kim loại có cạnh sắc nhọn nên được bo góc kỹ lưỡng bằng các tấm xốp, mút hoặc có thể là sử dụng các khung gỗ bao nép kim loại. Sắp đặt vị trí lưu trữ phôi tấm kim loại đầu vào ở chỗ tiện lợi nhất cho việc lấy để chuyển qua máy móc thực hiện gia công. Cần có quy trình kho bãi hợp lý sắp đặt kim loại.

    Xử lý phế thải sau gia công

    Sau khi gia công, phế thải kim loại thường vụn nhỏ và có tính chất sắc nhọn. Việc này dễ làm tổn thương sức khỏe nhân sự thực hiện gia công. Do đó, việc xử lý phế thải phải hết sức cẩn thận. Quy trình phân loại phế thải hợp lý và vệ sinh khu vực gia công thường xuyên. 

    Nâng cao ý thức an toàn lao động cho công nhân viên

    Nhân sự là yếu tố quan trọng trong cơ cấu tổ chức. Do đó, để công tác an toàn lao động được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác, Công ty gia công kim loại tấm nên tổ chức những buổi đào tạo nâng cao kiến thức cho toàn thể công nhân theo định kỳ. Việc nắm đầy đủ kiến thức, thông tin về xử lý sự cố, an toàn lao động giúp đảm bảo tài sản của công ty.

    HƯỚNG DẪN AN TOÀN CẮT, HÀN KIM LOẠI TẤM

    An toàn trong việc cắt laser kim loại tấm

    • Công nhân mặc độ bảo hộ chuyên dùng đầy đủ khi lấy phôi, đặt phôi và điều chỉnh phôi trên máy cắt laser.
    • Khi máy đang hoạt động cắt gọt không nên đứng gần máy để tránh nguồn nhiệt mạnh phát ra làm ảnh hưởng đến chính mình.
    • Sau khi đã gia công cắt chi tiết tấm xong, buộc sử dụng loại găng tay dày để lấy sản phẩm để không bị bỏng. Đồng thời, xử lý nhanh phế liệu đúng nơi lưu trữ quy định.

    Các máy cắt laser hiện đại ngày nay thường có buồng cắt lớn và tấm kính màu để không bị chói mắt khi nhìn các tia laser phát ra.

    Hệ thống tạo khí cho cắt laser

    Đối với hàn kim loại tấm

    Về trang phục bảo hộ hàn:

    • Mũ hàn: lựa chọn mũ có chất lường tốt có thể đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ khuôn mặt và đặc biệt là đôi mắt trước ánh sáng mạnh hồ quan.
    • Găng tay: găng tay da dài để bảo vệ khỏi nguy cơ điện giật, khỏi nhiệt độ cao của hồ quang cũng như xỉ hàn nóng chảy bắn tóe.
    • Quần áo: là loại dài tay, cao cổ  được làm từ chất vải không dễ dàng bắt lửa.
    • Giày: trang bị loại giàu có mũi bọc thép để tiện di chuyển trong môi trường làm việc nhiều kim loại cũng như xỉ hàn bắt vào chân.
    • Khẩu trang: khi hàn khí các loại khí độc hại thoát ra mà người thợ hàn chỉ sử dụng mũ bảo vệ là chưa đủ an toàn. Trang bị khẩu trang chất lượng tốt để cơ thể không ô nhiễm bởi các khí thải. Không chỉ là các công nhân hàn, mà bất cứ công nhân hoạt động trong phạm vị sản xuất gia công kim loại tấm đều cần tuân thủ mặc độ bảo hộ theo quy định.

    Về quá trình hàn:

    • Trước khi hàn phải tiến hàn kiểm tra máy móc hàn, nguồn điện hàn và chắn chắn mọi thức đều bình thường.
    • Trong quá trình hàn, người thợ không được mất tập trung, không vung vẩy tay cầm que hàn,…
    • Sau khi hàn xong yêu cầu cất đặt và phân loại máy móc, dùng cụ hàn gọn gàng.

    Hệ thống cắt laser bằng khí nito

    An toàn lao động trong nhà xưởng gia công kim loại tấm là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ công nhân. Việc đảm bảo an toàn lao động là đảm bảo tài sản cho công ty gia công, ổn định sản xuất.

    Hơn 12 năm trong lĩnh vực máy nén khí trục vít, Hợp Nhất là đơn vị uy tín chuyên thực hiện: 

    • Tính toán hệ thống khí dùng cho việc cắt laser.
    • Thiết kế, lắp đặt phòng tạo khí nén cho việc cắt laser đúng tiêu chuẩn, an toàn.
    • Hỗ trợ miễn phí cách vận hành, bảo dưỡng hệ thống tạo khí cắt laser; đảm bảo an toàn cho hệ thống diễn ra đúng tiến độ.

    Hỗ trợ miễn phí mọi thông tin về hệ thống tạo khí, khí nén trong công nghiệp.

    Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén

     Bình khí nén là loại bình dùng để chứa khí nén. Có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, dễ thấy nhất là bình gas. Trong công nghiệp loại bình này dùng chứa các chất khí được nén lại ở áp suất lớn. Do khí nén có áp suất cực lớn nên bình chứa khí phải có quy trình vận hành an toàn.


    Khí nén được coi là một nguồn năng lượng an toàn, đáng tin cậy được sử dụng rộng khắp trong đời sống và sản xuất. Theo công thức khí lý tưởng thì có thể dễ dàng nhận thấy khi không khí được nén lại càng nhỏ thì áp suất chất khí tăng rất cao. Do đó bình chứa khí nén phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật và thông số an toàn trong vận hành. 

    Bình chứa khí nén có thể được xem là bình dự trữ khí nén. Ngoài tác dụng chính là chứa khí nén ra thì bình còn dùng để ổn định nhiệt độ khí nén, làm sạch - tách nước trong khí nén, làm mát dầu. Bình chứa khí nén được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp: xây dựng, khai khoáng mỏ, nhà máy đúc gang thép, công nghiệp năng lượng, chứa khí y tế...

    Trong quá trình sử dụng, vận hành sẽ có khá nhiều rủi ro có thể xảy đến nếu chúng ta vi phạm những quy trình an toàn. Hôm nay, Máy nén khí Hợp Nhất sẽ giới thiệu đến các bạn các quy tắc an toàn trong quá trình sử dụng bình chứa khí nén. Hi vọng giúp mọi người sử dụng nguồn năng lượng này một cách an toàn, hiệu quả.

    1. Các nguy cơ có thể xảy ra:

    - Nổ áp lực: do va đập, ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoặc có khi do bình bị ăn mòn, có lỗ rò.

    - Cháy nổ môi chất, rò rỉ chất độc trong bình ra bên ngoài. 

    - Điện giật: do rò rỉ điện trong hệ thống máy nén khí hoặc đặt bình khí nén ở nơi dễ rò rỉ điện.

    Các nguy cơ về bình chứa khí sẽ gây nghiêm trọng đến sản xuất. Thế nên phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn về sử dụng bình nén khí. 

    2. Các quy tắc an toàn:

    a. An toàn khi vận hành:

    - Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng thiết bị phải giao trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.

    - Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.     

    - Trên bình khí nén phải có đủ các thiết bị an toàn sau:

    - Van an toàn : lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn.

    - Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.

    - Bình khí nén phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.

    - Không cho phép đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt:

    + Các bình có chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

    + Các bình có chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có p.V lớn hơn 1000 (p tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

    - Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.

     

    b. Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động. 

    - Người trực tiếp vận hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất. Vận  hành bình một các an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.

    - Vào đầu ca vận hành, khi áp suất trong bình đạt 0,5 (1kg/cm2) công nhân vận hành cần kéo nhẹ van an toàn để thông van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng hoặc dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc phải xả các chất cáu cặn và nước đọng ở trong bình.

    - Định kỳ rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào theo đường hút vô máy.

    Cấm:

    Hàn, sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang còn áp suất.

    Chèn hãm, thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng của van an toàn khi bình đang hoạt động.

    Sử dụng bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép đối với thiết bị.

    Cho máy vào hoạt động khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơ le hoạt động không chính xác.

    Phải lập tức đình chỉ sử dụng bình khí nén trong các trường hợp sau:

    Khi áp suất trong bình tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành bình đều bảo đảm.

    Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo.

    Khi phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của bình có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xã hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,...

    Khi xảy ra sự cháy đe dọa đến bình đang có áp suất.

    Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng một dụng cụ nào khác. Những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị.

     

    Hi vọng bài viết trên giúp các bạn phần nào đó biết về quy trình vận hành bình khí nén. Hiện tại Hợp Nhất chuyên cung cấp các mặt hàng về máy nén khí và bình nén khí. Nếu các bạn cần tư vấn MIỄN PHÍ về hệ thống máy nén khí thì hãy nhấn nút gọi màn hình bên tay phải. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới: 

    Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

    Cách thay dầu nhớt máy nén khí Hitachi

     Máy nén khí Hitachi là thương hiệu được được ưa chuộng tại Việt Nam. Thay dầu máy nén khí định kỳ phù hợp giúp máy nén chạy ổn định, đảm bảo công suất làm việc.


    Đặc điểm của dầu máy nén khí Hitachi

    Vai trò của dầu nhớt trong hệ thống khí nén rất quan trọng; đảm bảo cho hệ thống hoạt động trơn tru, bền bỉ; hạn chế tối đa những lỗi kỹ thuật trong quá trình chạy máy. Bên cạnh đó, dầu còn giúp hệ thống khí nén điều hòa và giảm nhiệt độ; giúp bảo vệ các chi tiết máy tối đa.

    Mỗi dòng máy khí nén sẽ có những loại dầu riêng biệt; phù hợp với từng đặc trưng của hệ thống khí nén. Máy nén khí Hitachi cũng vậy. Tuy nhiên, có thể hoàn toàn sử dụng các loại dầu máy nén khí tương đương với thông số kỹ thuật phù hợp.

    Dầu máy nén khí Hitachi - New Hiscrew Oil Next

    Dầu nhớt máy nén khí Hitachi là dầu được sản xuất bởi hãng Hitachi là một trong những thương hiệu máy công nghiệp của Nhật Bản. Dầu nhớt Hitachi là dầu máy được sản xuất chuyên dụng dùng cho các dòng máy nén khí của Hitachi.

    Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản sau 08 năm sử dụng dầu Hitachi New Hiscrew Oil Next; lượng dầu sử dụng chỉ bằng 1/10 so với dầu gốc khoáng thông thường (tuổi thọ 2000 giờ) và chi phí chỉ bằng 1/6.

    • Dầu máy nén khí Hitachi New Hiscrew Oil Next có tác dụng bôi trơn đầu nén máy nén khí, làm mát máy, tăng hiệu suất làm việc của máy.
    • Dầu Hitachi New Hiscrew Oil Next giảm thiểu tiếng ồn, giảm thiểu điện năng tiêu thụ.
    • Dầu Hitachi New Hiscrew Oil Next có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường, thân thiện với người sử dụng.​

    Thông số kỹ thuật dầu Hitachi New Hiscrew Oil Next

    Tên dầuNEW HISCREW OIL NEXT
    Mã sản phẩm55173321 / 55173301 / 55173281
    Gốc dầuTổng hợp
    Xuất xứNhật Bản
    Thời gian thay dầu8.000-12.000 giờ
    Dùng cho máy nén khíMáy nén khí trục vít Hitachi và các loại máy nén khí khác
    Quy cách đóng góiThùng nhựa 20 lít

     

    Cách thay dầu máy nén khí Hitachi

    Thời gian thay dầu là từ 8.000-12.000 giờ, tức khoảng 1,5 - 2 năm. Việc thay dầu máy nén khí cũng thường được lên kế hoạch định kỳ. 

    Trong suốt quá trình chạy máy, bạn sẽ cần chú ý quan sát lượng dầu trong bình qua mắt thăm dầu và thước thăm dầu chuyên dụng. Điều này giúp bạn có được thông tin tốt nhất để có phương án bổ sung và thay thế dầu sao cho hiệu quả công việc tối đa. 

    *** Có thể bạn nên đọc: Cách thay dầu nhớt cho máy nén khí

    Dầu máy nén khí Hitachi còn được sử dụng phù hợp với nhiều dòng máy khí nén trục vít khác, vậy nên bạn sẽ có được những sự lựa chọn tốt nhất. Và khi thay dầu cho máy bơm khí nén trục vít, bạn cũng cần có những lưu ý cụ thể:

    Bạn không được trộn lẫn những loại dầu khác nhau để sử dụng cho cùng 1 hệ thống. bạn cần đảm bảo xả hết dầu cũ trong bình trước khi đổ dầu mới vào hệ thống. 

    Thường xuyên quan sát mức dầu và bổ sung phù hợp để hệ thống khí nén hoạt động tốt nhất. Lưu ý là lượng dầu dư cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 

    Mua dầu cho máy nén khí Hitachi ở đâu?

    Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống khí nén, chúng tôi là đơn vị được nhiều sự tín nhiệm từ khách hàng. Hợp Nhất cung cấp dầu nhớt của Mỹ với giá cả phù hợp để thay thế cho nhớt nhớt Roto-Xtend Duty. Thời gian nhớt sử dụng lên đến 8.000 giờ ở 100oC (đây là điểm vượt trội nhất vì các máy nén khí ở Việt Nam thường hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao). Nhớt được kiểm nghiệm và đạt nhiều chứng chỉ cao cấp của Hoa Kỳ. Phù hợp với tất cả các loại máy nén khí có dầu: Hitachi, Gavderer denver, Alup, Boger, Kaeser, Compair, Atlascopco, Sullair, Ingersoll Rand, Fusheng, Kobelco, Swan, Puma, Buma, SCR, …

    Chất lượng hoàn hảo từ MILES SXR COMP OIL có thể kể đến như:

    • Tuổi thọ nhớt lâu dài với sự ổn định nhiệt và oxy hóa tăng cường
    • Bảo vệ tuyệt vời chống mài mòn, rỉ sét và ăn mòn
    • Giảm chi phí bảo trì và thời gian dùng máy
    • Khả năng chống nhiễm nước tuyệt vời
    • Không độc hại / không nguy hiểm.

    Việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc

      Đảo bảo được an toàn lao động là việc cần thiết mà mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh cần thực hiện để duy trì hoạt động. Đồng thời an toàn l...